Đón "làn sóng" đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, trồng rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, tỉnh Gia Lai đã cấp giấy chứng nhận đầu tư và chủ trương nghiên cứu đầu tư cho hàng loạt dự án. Trong đó, lĩnh vực chăn nuôi và trồng rừng được nhà đầu tư quan tâm nhất.

Dự án trang trại chăn nuôi heo của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam có tổng vốn đầu tư 1.288 tỷ đồng, xây dựng trên diện tích 195 ha tại huyện Đak Đoa. Dự án sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 30.000 con heo nái mỗi năm với nguồn giống chất lượng cao. Sau khi đi vào hoạt động, Dự án sẽ tạo ra cơ hội việc làm và đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn cao về chăn nuôi, có kinh nghiệm vận hành hệ thống theo công nghệ hiện đại.

 Dự án chăn nuôi bò của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) tại huyện Đức Cơ. Ảnh: Hà Duy
Dự án chăn nuôi bò của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) tại huyện Đức Cơ. Ảnh: Hà Duy


Những tháng đầu năm ghi nhận làn sóng đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực chăn nuôi. Theo đó, Công ty TNHH một thành viên My Anh Gia Lai đầu tư 3 trang trại chăn nuôi heo tại xã Pờ Tó, huyện Ia Pa. Tổng vốn đầu tư của 3 dự án này là 266 tỷ đồng, triển khai xây dựng trên diện tích hơn 72,5 ha. Các dự án sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 5.000 con heo nái và 48.000 con heo thịt/năm. Công ty TNHH Chăn nuôi Minh Thiện cũng triển khai cùng lúc 3 dự án gồm: Dự án trang trại chăn nuôi heo Minh Thiện 1 và 2 (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông) có tổng vốn đầu tư 180 tỷ đồng, quy mô 36.000 con heo thịt/lứa với 2 lứa/năm và Dự án trang trại chăn nuôi heo Minh Thiện 3 (xã Đông, huyện Kbang) có tổng vốn đầu tư 121 tỷ đồng, quy mô 23.000 con heo thịt/lứa với 2 lứa/năm.

Ông Lê Tiến Anh-Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: Riêng lĩnh vực chăn nuôi, từ đầu năm tới nay, toàn tỉnh có 82 dự án đề nghị đầu tư với tổng vốn khoảng 10.539 tỷ đồng. Hiện có 22 dự án đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương nghiên cứu, đề xuất dự án; 4 dự án đang trình UBND tỉnh đồng ý chủ trương nghiên cứu, đề xuất và 56 dự án đang hoàn thiện các thủ tục để được UBND tỉnh cho chủ trương nghiên cứu.

Năm nay cũng ghi nhận sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư đối với lĩnh vực trồng rừng sản xuất với 12 dự án, trong đó, Dự án trồng rừng sản xuất tại xã Ia Le (huyện Chư Pưh) với diện tích 237,5 ha đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương nghiên cứu, đề xuất. Ông Mai Thanh Nguyên-Giám đốc Công ty TNHH Phương Nguyên Tây Nguyên-cho hay: Ngoài đem lại lợi ích cho nhà đầu tư, Dự án cũng góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Các dự án trồng rừng, ngoài đem lại lợi ích cho nhà đầu tư thì cũng góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Quang Tấn
Ngoài đem lại lợi ích cho nhà đầu tư, các Dự án trồng rừng còn góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn và tạo việc làm cho lao động địa phương. Ảnh: Quang Tấn


Theo thông tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh có 119 dự án đang được các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, đề xuất với tổng vốn đăng ký gần 11.100 tỷ đồng. Ngoài các dự án thuộc lĩnh vực chăn nuôi và trồng rừng thì còn có 19 dự án thuộc lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng vốn đầu tư khoảng 508 tỷ đồng (6 dự án đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương nghiên cứu, đề xuất dự án, 3 dự án đang trình UBND tỉnh đồng ý chủ trương nghiên cứu, đề xuất, 10 dự án còn lại đang hoàn thiện các thủ tục để được UBND tỉnh cho chủ trương); 4 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến với tổng vốn đầu tư khoảng 42 tỷ đồng (3 dự án đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương nghiên cứu, đề xuất; 1 dự án đang hoàn thiện các thủ tục để được UBND tỉnh cho chủ trương) và 2 dự án thuộc lĩnh vực trồng trọt (đang hoàn thiện các thủ tục để được UBND tỉnh cho chủ trương nghiên cứu).

Để tiếp tục thu hút đầu tư, vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Ngọc Thành chủ trì cuộc họp các thành viên UBND tỉnh nhằm thông qua quy trình thực hiện kêu gọi dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh sẽ bãi bỏ Quyết định 546/QĐ-UBND ngày 30-11-2018 về quy trình thực hiện kêu gọi dự án đầu tư trên địa bàn vì các nội dung trong quy định này không còn phù hợp. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các sở, ngành liên quan nghiên cứu, dự thảo quy trình thực hiện kêu gọi đầu tư phù hợp với tình hình mới. Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý: Để ban hành quy trình hướng dẫn thực hiện kêu gọi dự án đầu tư một cách khoa học, chặt chẽ, các đơn vị phải thể hiện rõ vai trò của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp, trách nhiệm của người đứng đầu, không quy định trách nhiệm chung chung. Các sở, ngành khi tham gia thẩm định phải thể hiện đầy đủ các nội dung liên quan, khẳng định về mặt pháp lý liên quan đến ngành mình đối với các dự án thẩm định, thể hiện rõ chính kiến; có ý kiến đối với những vấn đề phát sinh. Tùy theo tính chất của từng dự án để quy định thời gian tham gia ý kiến đảm bảo linh động, phù hợp và có quy định thời gian tối đa.

 

 HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

Công nhận sản phẩm OCOP 4 sao cho 18 sản phẩm

(GLO)-Ngày 14-1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp ký ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc công nhận kết quả đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm đợt II-2024.

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

Đa dạng giải pháp phòng ngừa bệnh khảm lá mì

(GLO)- Nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh khảm lá mì gây ra, nhiều địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực nhân rộng các giống mì sạch bệnh để thay thế các loại giống cũ có năng suất thấp, dễ nhiễm bệnh và hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật phòng-chống bệnh khảm lá trên cây mì.

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Trung Quốc ra cảnh báo với sầu riêng, mít Việt Nam

Liên tiếp các lô hàng trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu bị nhiều nước nhập khẩu cảnh cáo vì không tuân thủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Hệ thống kênh nhánh dẫn nước tại thủy lợi Plei Keo về làng Vơng Chép (xã Ayun). Ảnh: N.D

Chư Sê chủ động ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới

(GLO)- Trước thông tin dự báo về thời tiết diễn biến khắc nghiệt, cộng với việc công trình hồ thủy lợi Ia Ring gặp sự cố, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã chủ động xây dựng phương án ứng phó với nguy cơ thiếu nước tưới cuối vụ Đông Xuân 2024-2025 nhằm giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.