Đồn Biên phòng Ia Nan tăng cường phối hợp quản lý địa bàn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Để nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng-chống dịch Covid-19 cũng như chung sức bảo vệ an ninh biên giới, thời gian qua, Đồn Biên phòng Ia Nan (huyện Đức Cơ, Gia Lai) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động và tăng cường phối hợp cùng các lực lượng trong tuần tra, kiểm soát, quản lý địa bàn.
Nâng cao nhận thức cho người dân
Thời điểm này, người dân các thôn, làng trên khu vực biên giới Ia Nan đang tất bật thu hoạch điều và mì. Do vậy, việc tuyên truyền tập trung đối với các hộ dân rất khó thực hiện. Hơn nữa, hiểu rõ tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, cần tránh tụ tập đông người nên cán bộ Đồn Biên phòng Ia Nan cùng các ban, ngành, đoàn thể của xã đã đến từng nhà, lên từng rẫy để gặp gỡ, tuyên truyền nhỏ lẻ.
Ông Rơ Mah Quynh (làng Tung) cho hay, gia đình ông có khoảng 2 ha đất trồng điều, mì, lúa rẫy gần khu vực đường biên giới. Gia đình ông cũng như nhiều hộ dân trong làng có rẫy nơi đây thường xuyên được Bộ đội Biên phòng và các ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, nhắc nhở về việc giữ nguyên hiện trạng, không cơi nới diện tích canh tác, không chặt phá cây rừng... “Nhờ được nhắc nhở thường xuyên nên giờ đây, mỗi khi rời chòi rẫy về nhà, tôi đều kiểm tra thật kỹ để chắc chắn đã dập tắt củi lửa nấu nướng trước đó, tránh để xảy ra cháy nổ. Tôi cũng quan sát kỹ xung quanh, nếu có dấu hiệu bất thường hoặc có người lạ vào khu vực sẽ báo ngay cho lực lượng chức năng”-ông Quynh nói.
Trung tá Hợp tuyên truyền cho người dân làng Tung về phòng dịch Covid-19
Trung tá Hoàng Văn Hợp-Đội phó Vận động quần chúng (Đồn Biên phòng Ia Nan) tuyên truyền cho người dân làng Tung về phòng dịch Covid-19. Ảnh: P.D
Cùng với tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao tinh thần cảnh giác, tích cực tham gia tố giác tội phạm, cán bộ Đồn Biên phòng Ia Nan còn tích cực phối hợp tuyên truyền về công tác phòng-chống dịch Covid-19. Vừa phát khẩu trang y tế miễn phí cho một số hộ dân, Trung tá Hoàng Văn Hợp-Đội phó Vận động quần chúng (Đồn Biên phòng Ia Nan) vừa hướng dẫn bà con đeo khẩu trang đúng cách, hạn chế tụ tập đông người, giữ gìn vệ sinh nơi ăn, ở, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng... Theo Trung tá Hợp, đơn vị đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương thành lập Ban chỉ đạo phòng-chống dịch Covid-19; tập huấn cho trưởng thôn, già làng, người uy tín trong cộng đồng về cách phòng dịch, từ đó đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân. Đến nay, hầu hết người dân trên địa bàn đã hiểu rõ về tình hình dịch bệnh và cũng ý thức, trách nhiệm hơn trong công tác phòng-chống dịch. Người dân đều cam kết nếu phát hiện có người nào vừa trở về từ vùng nghi ngờ có dịch sẽ báo ngay cho lực lượng chức năng để có biện pháp cách ly, phòng dịch.
Nói thêm về công tác phòng-chống dịch Covid-19, Thượng úy Nguyễn Trọng Thiên-Trạm trưởng Trạm Kiểm soát K3 (Đồn Biên phòng Ia Nan) cho biết: Trong thời điểm dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đơn vị đã tăng cường chốt chặn ở các đường mòn, lối mở trong khu vực biên giới. “Đặc biệt, ở Trạm Kiểm soát K3, chúng tôi thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát người qua lại khu vực biên giới, kịp thời phát hiện các dấu hiệu vi phạm; hoặc khi phát hiện người qua lại khu vực Trạm có những biểu hiện như: sốt, ho, khó thở thì tuyên truyền, vận động để họ quay lại, không làm thủ tục xuất nhập cảnh”-Thượng úy Thiên thông tin.  
Tăng cường quản lý địa bàn
 Cán bộ Đồn Biên phòng Ia Nan phối hợp cùng lực lượng Cảnh sát Giao thông tuyên truyền người dân chấp hành nghiêm Luật giao thông đường bộ. Ảnh: P.D
Cán bộ Đồn Biên phòng Ia Nan phối hợp cùng lực lượng Cảnh sát Giao thông tuyên truyền người dân chấp hành nghiêm Luật giao thông đường bộ. Ảnh: P.D
Cùng với công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, Đồn Biên phòng Ia Nan còn tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn tuần tra, kiểm soát giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và an ninh biên giới. Ông Hoàng Văn Hưng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Ia Nan-thông tin: Theo kế hoạch, hàng tuần, lực lượng dân quân của xã sẽ phối hợp cùng lực lượng Biên phòng, Công an tuần tra, kiểm soát địa bàn, trong đó tập trung vào những thôn, làng trọng điểm như: làng Tung, thôn Ia Đao, làng Nú... Ngoài ra, nếu có tình hình đột xuất, bất kể ngày hay đêm, các lực lượng sẽ phối hợp tuần tra, xử lý để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn biên giới.
Trao đổi về ý thức chấp hành Luật Giao thông Đường bộ của người dân, Thiếu úy Phùng Quốc Chung-cán bộ Đội Cảnh sát Giao thông (Công an huyện Đức Cơ) cho rằng: Trên địa bàn vẫn còn tình trạng người dân, nhất là thanh niên khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, nẹt pô, lạng lách, đánh võng... gây mất an toàn. Để hạn chế tình trạng này, lực lượng Cảnh sát Giao thông đã phối hợp với Đồn Biên phòng Ia Nan, Công an xã tăng cường tuần tra, kiểm soát ở các tuyến đường và nhắc nhở người dân. Sau khi được các lực lượng tuyên truyền về một số nội dung mới trong Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, bà Rơ Lan HYet (làng Nú) bộc bạch: “Mình nghe và đã hiểu rồi. Mình sẽ nhắc nhở con cái và người thân chấp hành nghiêm, nhất là khi đã uống rượu bia thì tuyệt đối không chạy xe máy”.
 PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

Khai thác giá trị di tích thắng cảnh Biển Hồ gắn với phát triển du lịch

(GLO)- Được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia theo Quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16-11-1988 của Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch), di tích thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) hàng năm thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan.

Gắn kết nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

Kết nghĩa với các buôn làng: Thắt chặt nghĩa tình, chung tay xây dựng nông thôn mới

(GLO)- Với phương châm “phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, linh hoạt tùy theo điều kiện cụ thể của từng cơ quan, đoàn thể, đơn vị”, chương trình kết nghĩa với các làng đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) trên địa bàn TP. Pleiku đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

Xã vùng 3 Ayun nỗ lực thoát nghèo

(GLO)- Với những giải pháp cụ thể cùng nhiều nguồn lực hỗ trợ, năm 2024, xã vùng 3 Ayun (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã giảm được 65 hộ nghèo, 30 hộ cận nghèo. Tuy nhiên đến nay, hộ nghèo, cận nghèo ở xã vẫn chiếm tỷ lệ rất cao nên công tác giảm nghèo bền vững gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

Gia Lai: Sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025”

(GLO)- Chiều 14-11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Gia Lai tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kế hoạch triển khai đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) Quốc gia đến năm 2025” trên địa bàn tỉnh.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.