Đốm lửa mùa đông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hình như mùa cũng như cuộc đời. Xuân hồn nhiên đến, hạ hồ hởi, thu trầm tư còn đông sâu lắng. Trong một ngày gió đem về cái lạnh đằm sâu cuối thu hay sự khởi đầu non nớt của đông, cổ áo dường như còn chưa muốn cao thêm. Ta còn lưu luyến gì ở bên kia dãy đồi? Nơi ấy lá cũng đã rụng, mây đã về quần tụ, gió đã đi hoang suốt đêm qua mà chưa được nghỉ chân...
Sớm nay, trời nhạt màu pha trắng đục, cái ngã ba Phố núi bỗng dưng là lạ. Bà cụ già bán nước bên gốc cổ thụ đã nhóm lửa từ lúc nào. Cái bếp lò nhỏ lắm, siêu nước cũng nhỏ, lửa cũng khiêm nhường lấp ló trong làn sương mỏng. Phía trên chiếc bàn gỗ thông dưới mái bạt, ông cụ đã quấn chiếc khăn len to sụ. Nhớ có lần ông bảo:
- Mỗi năm, cái khăn len sợi to này lại ở với tôi lâu hơn, nghĩa là mỗi tuổi, mùa đông của tôi dài hơn của anh.
 Ảnh nguồn internet
Ảnh nguồn internet
Cái bếp lò ấy đỏ lửa là khi cái lạnh về. Ai đi qua khúc đường cũng muốn nán lại đôi chút để cảm nhận tín hiệu ấy. Ừ, thì ra đông đấy. Gớm chưa, lại hết năm, hóa ra bao ngày qua ta đâu có làm nổi việc gì. Lửa nhóm lên lại thấy ngày qua vô thường.
Phố núi chẳng giống ở đâu, mùa lạnh có cái lý riêng mà khác biệt. Phía xa, cánh rừng đã thưa, những thân cây lấy gỗ đơn điệu ít cành lá, cái lạnh như trôi tuột xuống mà phủ kín đất nâu.
Tôi bước xuống chuyến xe. Đất đỏ lặng như mặt trời bao ngày đã ngủ vùi trong đất, bàn chân dính bùn mà vẫn ấm. Ờ thì ta đi bộ, đường có xa, chân có mỏi vẫn là đất quê, phố quê, đi mải miết ngần ấy năm tháng, suốt bốn mùa mà hôm nay vẫn lạ. Rồi mùa đông này, đốm lửa ấy cũng sáng lên nhưng khó khăn lắm mới trụ lại khi gió đã già nua trên miền núi cao này. Người con gái của đôi vợ chồng ấy bàn tay còn non nớt vụng về, cái khăn mỏng khoác hờ trên vai. Tuổi ấy hình như người ta chưa sợ cái lạnh. Thắp lên đốm lửa để nói với mọi người rằng cha mẹ cô đã đi xa, khuất phía núi, phía rừng. Bao người đi qua ngước nhìn, như là tò mò, kỳ dị thấy giữa phố xá có một tín hiệu hoang dã. Không, người ta đã đợi rất lâu rồi, đợi ngọn lửa ấm lòng để sưởi cho những mái nhà đang rùng mình vì lạnh. Khúc đường ấy vẫn cong để những vòng xe chậm lại, những âu lo điềm đạm lại, những kiếm tìm tỉnh ngộ cơn mê. Lửa rọi vào cõi vô minh, vào lãng quên ư? Có lẽ đâu có huyền viễn đến vậy. Chỉ là lửa báo mùa lạnh đã về. Lửa mới lắm, ấm lắm thì chả có cớ gì lòng ta còn cũ kỹ.
 Bùi Việt Phương

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

Thơ Đào An Duyên: Mây biên giới

(GLO)- “Mây biên giới” của tác giả Đào An Duyên là bài thơ giàu cảm xúc về vẻ đẹp thanh bình nơi biên cương Tổ quốc. Tác giả khắc họa hình ảnh cột mốc trong nắng dịu, mây trời không lằn ranh, rừng khộp lặng im... như một bản hòa ca của thiên nhiên và lịch sử...

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.