Đổi thay ở xã căn cứ cách mạng Đak Sơ Mei

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) trong kháng chiến là vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Sau ngày đất nước thống nhất, địa phương này từng bước vươn lên dần thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, đời sống người dân ngày càng cải thiện.

Đổi thay trên vùng đất anh hùng

Ở tuổi 80, ông Ưi (làng Bok Rei) vẫn nhớ như in ký ức những năm kháng chiến. Ông cho biết: “Làng Bok Rei là căn cứ địa cách mạng trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. Người dân trong làng yêu nước nồng nàn, một lòng theo Đảng kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm. Mỗi người dân nơi đây là một chiến sĩ đấu tranh chống lại kẻ thù, nuôi giấu cán bộ, bảo vệ vững chắc vùng căn cứ cách mạng trước sự tấn công của địch”.

Cảm nhận rõ sự đổi thay của quê hương, ông Ma A Buk-Bí thư Chi bộ làng Bok Rei-cho hay: Trước đây, đường sá đi lại vô cùng khó khăn, chủ yếu là đường mòn. Đến nay, 100% đường chính của làng đã được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận lợi hơn. Người dân trong làng cũng đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng cây cà phê, cao su, làm lúa nước 2 vụ… Làng Bok Rei có 204 hộ, trong đó số hộ khá và giàu chiếm 20%.

  Cán bộ xã Đak Sơ Mei hướng dẫn người dân làng Bok Rei chăm sóc cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Ảnh: Đinh Yến
Cán bộ xã Đak Sơ Mei hướng dẫn người dân làng Bok Rei chăm sóc cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Ảnh: Đinh Yến


Từ khó khăn, thiếu thốn bộn bề sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Đak Sơ Mei đã không ngừng nỗ lực trong phát triển kinh tế-xã hội. Đến nay, cơ sở hạ tầng được đầu tư dần hoàn thiện đáp ứng nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân. Ông Nguyễn Văn Cảnh-Phó Chủ tịch UBND xã Đak Sơ Mei-khẳng định: Được tỉnh, huyện quan tâm đầu tư, bộ mặt của xã đã có nhiều đổi thay, đời sống người dân từng bước nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo của xã ngày càng giảm.

Hướng đến phát triển bền vững

Đak Sơ Mei hôm nay đã khoác lên mình diện mạo mới. Nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội được triển khai giúp người dân thay đổi dần tư duy sản xuất, đời sống không ngừng được cải thiện, bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc. Đến thời điểm này, xã đã đạt 11/19 tiêu chí nông thôn mới. Theo Phó Chủ tịch UBND xã, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể tập trung hỗ trợ bà con chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Với nhiệm vụ kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều mới, trong năm 2022, xã Đak Sơ Mei phấn đấu giảm 90 hộ nghèo (tương đương giảm 6,43%). Để đạt mục tiêu trên, xã hỗ trợ người dân trồng cà phê theo tiêu chuẩn 4C, cấp giống keo lai trồng trên 100 ha rừng... Đồng thời, xã triển khai mô hình nông hội trồng cây ăn quả; phát triển mô hình nuôi bò sinh sản… mục tiêu giúp hộ nghèo, hộ khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

Ban Thường vụ Huyện ủy Đak Đoa cũng phân công các ban, ngành, đoàn thể theo dõi, phụ trách công tác giảm nghèo tại xã Đak Sơ Mei. Dù còn nhiều khó khăn nhưng người dân nhận thức đầy đủ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, không trông chờ, ỷ lại mà phát huy nội lực, chăm chỉ làm ăn, cộng đồng trách nhiệm cùng cấp ủy, chính quyền ra sức xây dựng nông thôn mới. Ông Đinh Nhen (làng Tul Đoa) phấn khởi cho hay: “Gia đình tôi được hỗ trợ cây giống, phân bón, bò sinh sản và hướng dẫn trồng lúa nước 2 vụ. Nhờ đó, cuộc sống đã dần khá hơn”.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn cũng vào cuộc hỗ trợ người dân. Công ty TNHH một thành viên MDF Vinafor Gia Lai tạo điều kiện cho 35 hộ nghèo, cận nghèo của xã tham gia nhận khoán bảo vệ hơn 100 ha keo; Công ty TNHH Vĩnh Hiệp hỗ trợ 30 hộ nông dân trồng cà phê theo tiêu chuẩn 4C. Bà Đào Thị Thạo (thôn 18) chia sẻ: “Gia đình được hỗ trợ trồng 1,6 ha cà phê theo tiêu chuẩn 4C và xen canh 1.000 trụ hồ tiêu. Cà phê và hồ tiêu đều cho năng suất khá. Mỗi năm, gia đình thu vài trăm triệu đồng”.

 

 ĐINH YẾN

Có thể bạn quan tâm

Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.