Dịu dàng đỗ mai…

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trên cung đường đến với Biển hồ chè cùng hàng thông cổ thụ trăm tuổi, điểm đến ấn tượng không thể bỏ qua khi đến với miền đất đỏ Gia Lai du khách sẽ được chiêm ngưỡng hàng cây đỗ mai dịu dàng khoe sắc bên bờ hồ làm xuyến xao lòng người lữ khách phương xa khi có dịp ghé thăm.
 
 Đỗ mai còn có nhiều tên gọi khác như Điệp anh đào, Đào đậu, Cọc rào, Hồng mai… đỗ mai là loại cây lý tưởng vì vừa có hoa đẹp, lại có tác dụng phủ xanh, là loài hoa có sắc trắng tinh khôi hay chuyển phớt hồng ngọt ngào làm đắm say lòng người.
 
Mùa hoa thường kéo dài khoảng hơn 1 tháng tùy theo vùng. Hoa ra nụ trước khi cây rụng trụi lá và nở trước khi ra lá non. Cụm hoa lớn ở đầu cành gồm nhiều hoa, hoa mọc thành từng chùm nhẹ nhàng tinh khôi, tán lá xanh mướt quanh năm
 
Không chỉ xinh đẹp, hoa đỗ mai còn có mùi thơm dịu nhẹ. Khi đứng gần một nhành cây đỗ mai nở rộ bạn sẽ cảm nhận được hương thơm dịu dàng của loài hoa thanh tao này. Tên gọi đỗ mai cũng bởi trái của cây giống như trái đậu còn bông có nét tựa hoa mai
 
Cây được trồng phổ biến ở các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon Tum, Đăk Lăk… Đây là loài cây ưa sáng, mọc nhanh. Cây được gây trồng rộng rãi để làm cảnh vì cho hoa đẹp, dễ trồng, cây mọc nhanh và khỏe.
 
Phía xa là cầu treo Biển Hồ, sắc hoa nổi bậc trên nền trời xanh biếc, bên cạnh hồ nước xanh trong hàng cây đỗ mai khoe sắc dệt nên khung cảnh lãng mạn, yên bình nơi phố núi.
 
Không rực rỡ, kiêu sa nhưng sắc hoa đỗ mai dịu dàng cùng với dã quỳ vàng dung dị hay muồng hoàng yến rực thắm cùng sắc trắng hoa cà phê… sẽ tạo nên những mùa hoa đẹp xinh nơi phố núi thân thương. 
Võ Thanh Thảo

Có thể bạn quan tâm

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

Rộn ràng trẩy Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô

(GLO)- Từ sáng sớm ngày 2-11, nhiều du khách gần xa đã có mặt tại làng Dăng (xã Ia O, huyện Ia Grai) để đón xem Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh năm 2024. Không khí "trẩy hội" nơi biên giới vô cùng rộn ràng, náo nhiệt. Dưới đây là một số hình ảnh P.V Báo Gia Lai ghi nhận được.

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện

(GLO)- Nhờ triển khai thực hiện nghiêm nghị quyết của Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai và nhiệm vụ chính trị của đơn vị, thời gian qua, Đảng bộ Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đạt được những thành tích nổi bật và khẳng định năng lực lãnh đạo toàn diện trên các mặt công tác.

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

Ia Sao tập trung nguồn lực giảm nghèo bền vững

(GLO)- Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, xã Ia Sao (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã tập trung nguồn lực hỗ trợ sinh kế, nhà ở và tạo việc làm cho người nghèo, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội.