Điện về khu tái định cư làng Dơ Nâu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Cuối tháng 7-2021, 123 hộ dân di cư tự do ở 4 xã Kon Chiêng, Kon Thụp, Đak Trôi, Lơ Pang của huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) chính thức được di dời về khu dân cư tập trung làng Dơ Nâu (xã Kon Thụp). Những ngày đầu xây dựng khu tái định cư, Điện lực Mang Yang phối hợp với UBND xã Kon Thụp và Phòng Dân tộc huyện để triển khai cấp điện ban đầu cho 2 trạm bơm nước và nhà sinh hoạt cộng đồng của làng.
Tiếp đó, Điện lực Mang Yang đã huy động nhân lực để triển khai xây dựng trạm biến áp 160 kVA, 557 m đường dây trung áp, 1.268 m đường dây hạ áp. Mới đây, công trình đã được đóng điện và đưa vào sử dụng. Anh Lăng Văn Sỹ bày tỏ: “Ngày trước, gia đình tôi phải sống trong căn nhà tạm ở xã Kon Thụp, điện thì chập chờn do dùng nhờ nhà hàng xóm. Từ khi có dự án di dân, nhờ sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, gia đình tôi được cấp đất tại khu tái định cư. Vợ chồng tôi đã mạnh dạn vay thêm tiền để xây dựng căn nhà khang trang. Đặc biệt, điện cũng được kéo về tận nhà, giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong sinh hoạt, sản xuất”.
Kéo điện về khu tái định cư làng Dơ Nâu (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang). Ảnh: Hà Duy
Kéo điện về khu tái định cư làng Dơ Nâu (xã Kon Thụp, huyện Mang Yang). Ảnh: Hà Duy
Ông Hồ Đức Huấn-Giám đốc Điện lực Mang Yang-cho biết: “Chúng tôi luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giải quyết các hồ sơ người dân đề nghị cung cấp điện. Khi nhận đơn đề nghị, chúng tôi đã nhanh chóng cử cán bộ, công nhân viên đến khảo sát kỹ càng, hướng dẫn bà con làm các thủ tục cấp điện, hỗ trợ thi công đường dây sau công tơ đến tận nhà. Bên cạnh đó, Điện lực còn lắp đặt hệ thống RF Spider để người dân theo dõi thường xuyên chất lượng điện năng, thông số vận hành đảm bảo cho bà con sử dụng điện an toàn, liên tục”.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Sỹ-Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Dân tộc huyện Mang Yang-cho hay: “Đến nay, Điện lực Mang Yang đã kéo điện về cho bà con làng Dơ Nâu. Sau khi ổn định chỗ ở, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con sản xuất, sử dụng điện hiệu quả phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đến nay, cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư đã từng bước hoàn thiện. Toàn bộ nhà ở được xây dựng kiên cố, hệ thống các công trình điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng chuẩn nông thôn mới. Vị trí của khu tái định cư được quy hoạch gần trung tâm xã, trường học và khu vực sản xuất bảo đảm điều kiện đi lại, học tập và sinh hoạt cho người dân”.
HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

(GLO)- Ngày 8-11, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tổ chức góp ý Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Hội nghị do PGS. TS Nguyễn Danh-Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh chủ trì.

Lễ khánh thành lưới điện xã Tơ Tung đưa điện về quê hương Anh hùng Núp (ảnh ông Nguyễn Quang Hiền cung cấp).

Chuyện đưa điện lưới về làng Anh hùng Núp

(GLO)- Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, diện mạo làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Một trong những yếu tố then chốt làm nên sự “thay da đổi thịt” trên quê hương Anh hùng Núp chính là quyết tâm đưa điện lưới quốc gia đến với Stơr từ năm 1996 của UBND tỉnh.

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

Kbang chú trọng gìn giữ, bảo vệ môi trường

(GLO)- Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo triển khai thực hiện thu gom, xử lý rác thải đảm bảo quy định, huyện Kbang cũng đã ưu tiên nguồn lực cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp.

Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh diễn ra vô cùng hấp dẫn. Ảnh: PHẠM QUÝ

Hội tụ bản sắc văn hóa vùng biên

(GLO)- Qua 5 lần tổ chức, Hội đua thuyền độc mộc trên sông Pô Cô tranh cúp A Sanh và Liên hoan văn hóa cồng chiêng huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã trở thành sự kiện tôn vinh, quảng bá bản sắc văn hóa đặc trưng của vùng đất nơi biên cương Tổ quốc.