Diện mạo mới ở khu định cư làng Blôm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau một thời gian triển khai, đề án quy hoạch, sắp xếp bố trí lại khu định cư làng Blôm (xã Kim Tân, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã hoàn thành. Dự án đã mang lại niềm vui cho người dân khi đời sống vật chất, tinh thần được cải thiện và nâng cao. 
Tháng 6/2019 UBND huyện Ia Pa tỉnh Gia Lai phê duyệt đề án xây dựng mô hình nông thôn mới tại làng Blôm xã Kim Tân cho 433 hộ. Trong đó có có 389 hộ dân là người dân tộc thiểu số.
Tháng 6-2019, UBND huyện Ia Pa phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới tại làng Blôm. Làng có 433 hộ, trong đó có 389 hộ người dân tộc thiểu số.

Khu dân cư được quy hoạch tổng thể có diện tích 5,564ha được bố trí cho 113 hộ di dời, 09 hộ không có đất ở, hệ thống đường giao thông, hệ thông thoát nước, hệ thống điện thắp sáng, hệ thống nước sinh hoạt… với tổng kinh phí đầu tư hơn 13 tỷ đồng trong đó người dân đóng góp gần 4 tỷ đồng.
Khu dân cư được quy hoạch tổng thể có diện tích hơn 5,5 ha được bố trí cho 113 hộ di dời, 9 hộ không có đất ở; đồng thời đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, điện thắp sáng, nước sinh hoạt… với tổng kinh phí hơn 13 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp gần 4 tỷ đồng.
Đang san lại nền đất, Ông Nay Chim cho biết: Đến đây, mỗi gia đình được cấp 300m2 đất ở, được hỗ trợ di dời và chỉnh trang nhà ở, có hệ thống điện thắp sáng và nước sinh hoạt đầy đủ nên mọi người rất vui.
Đang san lại nền đất nhà ở tại khu định cư mới, ông Nay Chim cho biết: Đến đây, mỗi gia đình được cấp 300 m2 đất ở, được hỗ trợ di dời và chỉnh trang nhà ở, có hệ thống điện thắp sáng và nước sinh hoạt đầy đủ nên mọi người rất vui.
Người dân chung tay giữ gìn, cải tạo cảnh quan môi trường, trồng và chăm sóc 230 cây xanh do công ty Vinataba hỗ trợ, để tạo bóng mát đường làng, góp phần xây dựng làng nông thôn mới.
Người dân làng Blôm trồng 230 cây xanh để cải tạo cảnh quan môi trường, tạo bóng mát đường làng, góp phần xây dựng làng nông thôn mới.
Trục đường chính làng Blôm xã Kim Tân được trải thảm nhựa góp phần vận chuyển và trao đổi hàng hóa.
Trục đường chính làng Blôm được trải thảm nhựa góp phần giúp người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa thêm thuận lợi.
Anh Ksor Phương sinh năm 1996 làm nghề sửa chữa máy nông nghiệp cho biết: ở khu làng mới này đi đường giao thông đi lại rất thuận tiện nên đã việc làm thường xuyên cho gia đình tôi. Bình quân mỗi tháng tôi cũng thu nhập hơn 3 triệu đồng /tháng.
Làm nghề sửa chữa máy nông nghiệp, anh Ksor Phương cho biết: Ở khu làng mới này, đường giao thông đi lại rất thuận tiện nên đã tạo việc làm thường xuyên cho gia đình tôi. Bình quân mỗi tháng, tôi cũng thu nhập hơn 3 triệu đồng từ nghề sửa chữa máy nông nghiệp.
Những hộ dân có điều kiện hơn chút thì làm thêm mái tôn ở trước sân, mở rộng gian bếp để sinh hoạt, xây dựng thêm những công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh...
Nhiều hộ dân có điều kiện đã làm thêm mái tôn ở trước sân, mở rộng gian bếp để sinh hoạt, xây dựng công trình phụ như nhà tắm, nhà vệ sinh...
Thôn trưởng Ksor Bluynh có 300m2 đất ở, 1,5ha đất sản xuất để trồng mỳ, lúa và chăn nuôi 8 con bò. Bình quân mỗi năm thu trên 40 triệu đồng.
Trưởng thôn Ksor Bluynh có 1,5 ha đất trồng mì, lúa và chăn nuôi 8 con bò. Bình quân mỗi năm, gia đình ông thu trên 40 triệu đồng.

Nhà văn hóa được đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong làng.
Nhà văn hóa làng Blôm được đầu tư xây dựng khang trang đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Ông Nguyễn Thế Mạnh công chức địa chính xây dựng xã Kim Tân huyện Ia Pa cho biết: Sau khi quy hoạch, sắp xếp lại khu dân cư, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, hệ thống chiếu sáng, nước sinh hoạt… huyện tiếp tục triển khai hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất để đảm bảo cuộc sống. Đặc biệt, để giảm nghèo bền vững, huyện khuyến khích những hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào các dân tộc, từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS.
Ông Nguyễn Thế Mạnh-công chức Địa chính-Xây dựng xã Kim Tân-cho biết: Sau khi quy hoạch, sắp xếp lại khu dân cư, đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng, huyện tiếp tục triển khai hỗ trợ các mô hình phát triển sản xuất để người dân làng Blôm đảm bảo cuộc sống. Đặc biệt, huyện khuyến khích những hộ nghèo tự lực vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

Mùa vàng trên đồng làng Ia Pết

(GLO)-Những ngày này, người dân làng Ia Pết (xã Ia Pal, huyện Chư Sê) đang tất bật bước vào vụ thu hoạch lúa Đông-Xuân tại cánh đồng bậc thang của làng. Đây được xem là cánh đồng đẹp nhất của người Jrai tại xã Ia Pal vào mùa gặt. 

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.