Điện lực Chư Sê: Tăng cường thanh toán trực tuyến

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngoài hình thức thanh toán tiền điện truyền thống, Điện lực Chư Sê đang tích cực triển khai hình thức thanh toán trực tuyến nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.
Để triển khai việc thanh toán tiền điện trực tuyến được thuận lợi và đạt hiệu quả như mong muốn, trước đó, Điện lực Chư Sê đã tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: phát tờ rơi, niêm yết thông báo tại các điểm thu, quầy giao dịch khách hàng. Lãnh đạo đơn vị còn trực tiếp làm việc, gửi văn bản đến các cấp chính quyền địa phương, các đơn vị sự nghiệp, ngành chức năng trên địa bàn huyện đề nghị phổ biến đến cán bộ, công nhân viên, người dân thực hiện. Đồng thời, Điện lực Chư Sê cũng tổ chức tập huấn cho bộ phận giao tiếp khách hàng, cán bộ, công nhân viên biết các dịch vụ thanh toán trực tuyến để tư vấn, tuyên truyền, hướng dẫn khách hàng sử dụng.
Dịch vụ thu hộ tiền điện tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ảnh: H.D
Dịch vụ thu hộ tiền điện tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Ảnh: H.D
Ông Hồ Hữu Tín (tổ 1, thị trấn Chư Sê) cho biết: “Trước đây, hàng tháng, tôi thường chờ nhân viên Điện lực đến tận nhà thu tiền, hoặc phải trực tiếp tới Điện lực để nộp tiền. Nhưng từ năm ngoái, tôi đã chọn hình thức thanh toán tiền điện qua ngân hàng. Khi nhận được tin nhắn thông báo tiền điện, bằng vài thao tác bấm máy, tôi có thể trả tiền dễ dàng mọi lúc mọi nơi bằng cách ủy quyền cho ngân hàng tự động trích tài khoản tiền gửi của tôi để thanh toán. Điều này rất tiện lợi cho người dân, nhất là với những người bận rộn như tôi”.
Đồng hành với ngành Điện, các đơn vị cung cấp dịch vụ ngân hàng cũng đã triển khai ứng dụng các hình thức thanh toán mới, giúp người sử dụng dịch vụ dễ tiếp cận và phù hợp với điều kiện ở từng vùng. “Ngày 19-4, Điện lực Chư Sê đã làm việc với Viettel Gia Lai để tiếp tục triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện qua ứng dụng Viettel Pay (hình thức thanh toán trực tuyến qua điện thoại di động), tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng sử dụng điện có thêm lựa chọn kênh thanh toán. Theo đó, khách hàng sử dụng điện chỉ cần đến các điểm bán hàng của Viettel hoặc tại quầy giao dịch khách hàng, các điểm thu tiền điện của Điện lực để được hướng dẫn đăng ký, sử dụng lần đầu. Những lần sau đó, khách hàng chỉ cần thao tác thanh toán tiền điện trên điện thoại, không cần đến điểm nộp tiền”-ông Ngô Đình Tài-Giám đốc Điện lực Chư Sê-thông tin.
Mặc dù việc thanh toán tiền điện bằng hình thức trích nộp tự động qua tài khoản; chuyển khoản qua internet banking, mobile banking… đã mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng nhưng thực tế vẫn chưa có nhiều người sử dụng. Phần lớn khách hàng sử dụng điện vẫn chọn hình thức trả tiền mặt. Tính đến hết quý I-2019, toàn huyện Chư Sê mới chỉ có 17,05% khách hàng sử dụng điện thực hiện thanh toán trực tuyến và 40,83% khách hàng thanh toán qua các tổ chức trung gian thu hộ như nộp tiền tại quầy thu của ngân hàng, các điểm thu của Bưu điện, các đại lý Viettel trên địa bàn.
Nguyên nhân của tình trạng này là do người dân có thói quen sử dụng tiền mặt và còn e ngại, chưa tin tưởng đối với các hình thức thanh toán trực tuyến. Nhiều người dân cũng chưa thật sự hiểu về tiện ích của dịch vụ thanh toán trực tuyến. “Để người dân từng bước thay đổi thói quen trong các giao dịch thanh toán cần có sự vào cuộc từ cả phía chính quyền địa phương các cấp và các cơ quan, ban, ngành trong công tác tuyên truyền, hướng dẫn. Khi người dân thấy rõ tiện ích thiết thực của hình thức thanh toán trực tuyến đối với bản thân và xã hội, họ sẽ lựa chọn”-ông Tài cho hay.
 HÀ DUY

Có thể bạn quan tâm

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Thanh toán bằng bitcoin được chấp nhận tại Kibera, Kenya. (Ảnh: Independent.co)

Khu ổ chuột lớn nhất châu Phi dần quen với việc sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày

(GLO)- Trong khi bitcoin vẫn còn khá xa lại với nhiều người, thì tại khu ổ chuột nghèo khó Kibera, Kenya, thay vì chỉ giao dịch bằng tiền mặt, một bộ phận cư dân nơi đây đã bắt đầu sử dụng bitcoin cho các khoản thanh toán hàng ngày, đặc biệt là tại các quầy hàng thực phẩm và rau củ.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Xóa sổ tài khoản 'ngủ đông'

Trước làn sóng gia tăng tội phạm công nghệ cao và lừa đảo tài chính qua mạng, ngành ngân hàng đang phối hợp các cơ quan liên quan tiến hành làm sạch hệ thống, trong đó có việc xóa sổ hàng chục triệu tài khoản ngân hàng nếu không xác thực danh tính, còn gọi là tài khoản “ngủ đông”.

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Khát vọng trung tâm tài chính toàn cầu

Thế giới hiện có 119 trung tâm tài chính quốc tế, song chỉ có khoảng 20 trung tâm thành công, hiệu quả. 'Sinh sau đẻ muộn', làm sao để trung tâm tài chính tại VN cạnh tranh được với các trung tâm rất lớn của khu vực như Thượng Hải (Trung Quốc), Dubai, Singapore…?

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

Tăng tốc xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp lại đơn vị hành chính

(GLO)- Sở Tài chính Gia Lai và các đơn vị liên quan đang tăng tốc rà soát, tổng hợp số liệu xử lý tài chính, ngân sách nhà nước trước khi tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp. Đồng thời, hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án bàn giao nguồn tài chính, ngân sách theo đúng quy định.

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

Khẩn trương phân bổ vốn chương trình phát triển vùng dân tộc thiểu số

(GLO)- Tại hội nghị trực tuyến về đánh giá tình hình thực hiện và thúc đẩy tiến độ Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2025 do UBND tỉnh Gia Lai tổ chức chiều 4-6, các đại biểu đều cho rằng cần khẩn trương phân bổ vốn để triển khai chương trình này.

Đồng Yên mệnh giá 5.000 và 10.000 của Nhật Bản. (Ảnh: Internet)

Quốc gia nào đang là “chủ nợ” lớn nhất thế giới?

(GLO)- Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn là quốc gia nắm giữ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, khi bị Đức vượt qua về quy mô tài sản ròng ở nước ngoài. Đây là một cột mốc đáng chú ý, diễn ra trong bối cảnh tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật vẫn tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.

null