Dịch tay chân miệng gia tăng: Bộ Y tế khẳng định không thiếu thuốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Đề cập đến thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, ông Lê Việt Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết có 13 thuốc immunoglobulin được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam.
Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi có nhiều trẻ mắc tay chân miệng với biến chứng nặng. (Ảnh: Đinh Hương/TTXVN)

Khoa Hồi sức tích cực-Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ngãi có nhiều trẻ mắc tay chân miệng với biến chứng nặng. (Ảnh: Đinh Hương/TTXVN)

Theo đánh giá của các chuyên gia, thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường khiến số trường hợp mắc bệnh tay chân miệng gia tăng trên toàn quốc.

Trước thông tin về việc thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng ở Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố phía Nam, ông Lê Việt Dũng-Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết hiện nay thuốc điều trị bệnh tay chân miệng không thiếu.

Thuốc điều trị tiếp tục được nhập khẩu về

Đề cập đến thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, ông Lê Việt Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược cho biết có 13 thuốc immunoglobulin được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam.

Cục Quản lý Dược đã cấp phép nhập khẩu 15.000 lọ thuốc immunoglobulin theo quy định để đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt của cơ sở khám chữa bệnh. Hiện nay, các doanh nghiệp đã nhập khẩu về Việt Nam với số lượng 8.258 lọ thuốc và cung ứng cho các cơ sở điều trị. Dự kiến, cuối tháng 11, khoảng 2.000 lọ thuốc sẽ tiếp tục được nhập khẩu về Việt Nam.

Theo ông Dũng, dự kiến trong những tháng cuối năm 2023, các thuốc immunoglobulin đã được cấp giấy đăng ký lưu hành sẽ được tiếp tục nhập khẩu về Việt Nam.

Đối với thuốc chứa hoạt chất phenobarbital điều trị bệnh tay chân miệng, hiện nay có một thuốc do cơ sở trong nước sản xuất đã được cấp giấy đăng ký lưu hành còn hiệu lực tại Việt Nam. Cơ sở đã nhập khẩu nguyên liệu về Việt Nam và sẵn sàng sản xuất thuốc trong thời gian tới để cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh.

Cục Quản lý Dược đã cấp phép nhập khẩu 21.000 lọ thuốc tiêm chứa hoạt chất phenobarbital chưa có giấy đăng ký lưu hành để đáp ứng nhu cầu điều trị của các cơ sở khám chữa bệnh. Hiện nay, 21.000 lọ thuốc tiêm phenobarbital đã được nhập khẩu về Việt Nam và cung ứng cho các cơ sở có nhu cầu.

Cũng theo ông Lê Việt Dũng, hiện Cục Quản lý Dược vẫn tiếp tục nhận được đề nghị của một số cơ sở khám chữa bệnh về việc nhập khẩu thuốc barbit injection 1ml (dung dịch tiêm chứa phenobarbital) đáp ứng nhu cầu điều trị đặc biệt của bệnh viện.

Ông Lê Việt Dũng-Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược. (Ảnh: Trần Minh/Vietnam+)

Ông Lê Việt Dũng-Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược. (Ảnh: Trần Minh/Vietnam+)

Cục Quản lý Dược đã có văn bản hướng dẫn cơ sở nhập khẩu để hoàn thiện hồ sơ đề nghị nhập khẩu theo quy định.

Theo ông Lê Việt Dũng, thực tế cho thấy nguồn cung đầu vào hiện không thiếu, nhưng vẫn còn những đơn vị điều trị và địa phương chưa chủ động trong việc xây dựng, triển khai kế hoạch dự trữ, mua sắm, tiếp nhận thuốc phù hợp với thực tế để đảm bảo đủ thuốc phục vụ công tác chuyên môn, khám chữa bệnh, điều trị cho người bệnh.

Chủng EV71 gây tình trạng nặng ở trẻ

Thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến thời điểm này, cả nước ghi nhận hơn 100.200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 22 ca tử vong. Tại một số địa phương, số ca mắc tay chân miệng tiếp tục gia tăng. So với cùng kỳ năm 2022, (52.296/3) số mắc tăng 91,6%, tử vong tăng 19 trường hợp.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, số ca mắc bệnh tay chân miệng từ đầu năm đến nay khoảng 30.000 ca. Riêng trong tuần qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận 1.532 ca mắc tay chân miệng, tăng gần 1,5 lần so với trung bình của 4 tuần trước.

Các quận và huyện có số ca mắc bệnh trên 100.000 dân bao gồm Quận Bình Tân, Huyện Nhà Bè và Huyện Bình Chánh. Hiện thành phố đang điều trị cho 346 ca bệnh tay chân miệng, trong đó 103 ca có địa chỉ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cộng dồn từ đầu năm 2023 cho đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.063 ca mắc tay chân miệng (tăng gần 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2022) nhưng chưa ghi nhận ca tử vong.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus type 71; trong đó Enterovirus type 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên có đến 90% là ở trẻ nhỏ, nhất là các bé dưới 5 tuổi.

Tại Việt Nam, từ đầu năm 2023 đến nay, tỷ lệ ca mắc dương tính với chủng EV71 gia tăng. Chủng EV71 thường gây bệnh cảnh nặng, dễ gây các biến chứng và có thể tử vong. Chính vì vậy đã dẫn đến các ca mắc bệnh diễn biến nặng nhiều hơn so với những năm trước đây.

Để phòng chống bệnh tay chân miệng, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, đặc biệt là việc vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em); cách ly, điều trị kịp thời khi trẻ mắc bệnh; vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, nơi sinh hoạt và cẩn thận thu gom và xử lý chất thải của trẻ…

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

Gia Lai: Tập huấn Chương trình phong năm 2024

(GLO)- Trong 2 ngày 14 và 15-11, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức lớp tập huấn Chương trình phong năm 2024 cho 56 cán bộ, nhân viên y tế phụ trách công tác phòng- chống bệnh phong trên địa bàn tỉnh.

Ngày hội hiến máu tình nguyện thu hút đông đảo người dân huyện Phú Thiện tham gia. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tiếp nhận 554 đơn vị máu an toàn

(GLO)- Sáng 14-11, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Phú Thiện phối hợp với Khoa Huyết học và Truyền máu-Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai và Bệnh viện Quân y 211 tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

4 lợi ích của rau chân vịt khi ăn vào mùa đông

Rau chân vịt (còn gọi cải bó xôi, rau bina) được xem là siêu thực phẩm vào mùa đông vì chứa đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu có thể ngăn ngừa các bệnh theo mùa và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, loại rau này có lượng calo thấp nên rất phù hợp cho chế độ ăn giảm cân.

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

Gia Lai ghi nhận 2.633 ca mắc sốt xuất huyết

(GLO)- Theo Sở Y tế Gia Lai, trong tuần qua, Gia Lai ghi nhận 133 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), tăng 11 ca so với tuần trước, nâng tổng số ca mắc SXH trên toàn tỉnh từ đầu năm 2024 đến ngày 6-11 lên 2.633 ca; không có trường hợp tử vong.