Dịch sốt xuất huyết có thể kéo dài cho đến cuối năm ở Đắk Lắk

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Dịch bệnh sốt xuất huyết có thể kéo dài đến cuối năm nay ở tỉnh Đắk Lắk, số ca nhiễm dự báo sẽ tiếp tục tăng ở nhiều địa bàn.
Lực lượng y tế phun hoá chất diệt muỗi tại thôn 15 xã Tân Hoà, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Đình Thi

Lực lượng y tế phun hoá chất diệt muỗi tại thôn 15 xã Tân Hoà, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: Đình Thi

Ngày 6.8, lãnh đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk thông tin, tính đến đầu tháng 8, địa bàn ghi nhận tổng cộng 1.372 ca nhiễm sốt xuất huyết, phân bổ khắp 15 địa bàn thành phố, huyện, thị xã. Trong đó, những nơi có số ca nhiễm bệnh nhiều nhất là huyện Ea H'Leo, Ea Kar và TP.Buôn Ma Thuột... Tình hình dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống và dự báo sẽ tiếp tục có thêm ca nhiễm.

Bác sĩ Trần Thị Thúy Minh - Trưởng khoa Nhi tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên - cho hay, thời gian qua ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trời mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát tại một số địa phương. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết chuyển biến nặng phải vào đơn vị điều trị không nhiều.

Các trường hợp bệnh nhẹ thường nằm điều trị tại cơ sở y tế tuyến dưới. Người dân không nên chủ quan với bệnh sốt xuất huyết. Theo kinh nghiệm nhiều năm, dịch sốt xuất huyết ở địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thể kéo dài đến cuối năm nay, số ca mắc tiếp tục tăng.

Ghi nhận tại địa bàn huyện Buôn Đôn, ở hai xã Tân Hoà và Ea Wer, qua công tác điều tra dịch tễ lực lượng y tế phát hiện tại các ổ dịch cũ có chỉ số bọ gậy, mật độ muỗi Aedes aegypt lớn ở mức cao, có nguy cơ tái bùng phát trở lại.

Để chủ động khống chế dịch sốt xuất huyết, không để dịch lan rộng toàn xã và kéo dài, bắt đầu từ ngày 1.8 đến ngày 11.8, Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn tiến hành phun hoá chất tại 4 thôn, buôn thuộc hai xã nói trên nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Như Lao Động đã thông tin, trên địa bàn tỉnh vừa ghi nhận thêm một trường hợp bệnh nhân tử vong vì sốt xuất huyết Dengue. Đây là trường hợp thứ 2 tử vong vì sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh. Bệnh nhân được xác định là anh N.Y.N (SN 1974, buôn Mnut, xã Ea Sol, huyện Ea H’leo).

Có thể bạn quan tâm

Các cơ sở y tế phải chủ động kế hoạch mua sắm đầy đủ thuốc, nhất là thuốc cấp cứu, phòng dịch, chế phẩm máu và thuốc tiền mê giảm đau. Ảnh: Thảo Khuy

Chủ động đảm bảo cung ứng thuốc phục vụ khám, chữa bệnh

(GLO)- Trước nguy cơ thiếu hụt thuốc do ảnh hưởng từ dịch bệnh (Covid-19, sốt xuất huyết...), chiến sự tại một số khu vực trên thế giới cùng với sự gián đoạn chuỗi cung ứng từ nước ngoài, Sở Y tế vừa yêu cầu các đơn vị y tế trên địa bàn chủ động đảm bảo nguồn thuốc phục vụ công tác khám, chữa bệnh.

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

Đội ngũ y-bác sĩ Gia Lai tiên phong hiến máu cứu người

(GLO)- Trước tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn máu phục vụ cấp cứu và điều trị, ngoài nỗ lực kêu gọi, vận động người dân, các tổ chức, đơn vị… hiến máu tình nguyện thì các y-bác sĩ Gia Lai đã và đang tiên phong trong hiến máu cứu người bệnh.

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.

null