'Dịch' chuột tàn phá hàng ngàn héc ta lúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vụ đông xuân năm nay, hàng ngàn héc ta lúa ở tỉnh Quảng Ngãi bị chuột phá hại nặng nề.
 
Người dân đặt bẫy diệt chuột nhưng hiệu quả không cao. Ảnh: T.Hậu
Bà Nguyễn Thị Thu (thôn An Lạc, xã Nghĩa Thắng, H.Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) cho biết gia đình có 8 sào lúa (500 m2/sào) đều bị chuột cắn phá tơi bời. Đến nay diện tích lúa của bà Thu đã 2 tháng tuổi, giờ phá bỏ thì không xong, mà để lại thì chắc chắn năng suất không đạt.
“Tiền diệt chuột đã hết gần 3 triệu đồng, nhiều hơn tiền bán một sào lúa khi thu hoạch”, bà Thu than thở.
Gia đình bà Nguyễn Thị Hương (thôn Diên Trường, xã Phổ Khánh, H.Đức Phổ, Quảng Ngãi) cũng có 3 sào lúa bị chuột cắn phá. Mấy tháng qua, bà Hương cùng các thành viên trong nhà dùng đủ mọi cách diệt, xua đuổi chuột nhưng xem ra không hiệu quả.
Đầu tiên bà dùng dây kẽm buộc lon sữa bò, gió nổi lên khua rổn rảng để dọa chuột, được mấy ngày chuột quen tiếng rồi… hết sợ. Sau đó, bà mua ni lông về giăng xung quanh đám ruộng ngăn chuột.
Được tuần lễ, chuột phá rách ni lông, lúa lại bị cắn như xơ mướp. Cuối cùng, bà dùng bả sinh học diệt chuột, đến giờ đang thấy chuột chết nhưng “có bền không thì chưa dám chắc”.
Theo bà Hương, không hiểu sao chuột phát triển đàn quá nhanh, cắn phá lúa trên đồng ngày càng lan ra diện rộng. “Nhiều đám ruộng bị cắn tả tơi như rơm khô, xót bụng lắm nhưng dùng mọi phương pháp từ xua đuổi đến diệt, vẫn chưa có hiệu quả”, bà Hương lo lắng.
Ông Nguyễn Thế Vĩnh, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi, cho biết toàn tỉnh có hơn 2.240 ha lúa bị chuột gây hại, nằm ở hầu hết các huyện và TP.Quảng Ngãi.
Ngay đầu vụ sản xuất, các địa phương đã triển khai diệt chuột nhưng do thời tiết cuối năm 2019 không xảy ra lũ lớn; vụ đông xuân năm nay nắng ấm nên chuột gia tăng sinh sản, phát triển đàn nhanh và tăng khả năng gây hại.
Dự báo thời gian tới chuột sẽ tiếp tục phát sinh gây hại phổ biến trên lúa giai đoạn làm đòng, trổ bông. Hiện bà con nông dân đang dùng mọi biện pháp diệt chuột, nhưng lưu ý phải đúng phương pháp, nếu không sẽ có "tác dụng phụ" gây hại môi trường.
Theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi, các địa phương cần hướng dẫn nông dân diệt chuột bằng biện pháp thủ công như đào bắt, xông hơi, phát quang các bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của chuột; dùng các bẫy cơ học: bẫy sập, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy ống tre để diệt chuột.
Trường hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt chuột thì ưu tiên các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như Broma 0,005 AB; Storm 0,005%; Racumin TP 0,75… Ngoài ra, tùy điều kiện cụ thể có thể sử dụng các thuốc trừ chuột có trong danh mục thuốc được phép sử dụng tại Việt Nam do Bộ NN-PTNT ban hành.
Phạm Anh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.