Di tích lịch sử "Bến đò A Sanh" được xếp hạng cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 548/QĐ-UBND xếp hạng cấp tỉnh di tích lịch sử Bến đò A Sanh. Di tích có địa chỉ tại làng Nú, xã Ia Khai, huyện Ia Grai; diện tích 31.249 m2.

Bến đò làng Nú. Ảnh: Hoàng Ngọc
Một nhánh sông Pô Cô nhìn từ bến đò làng Nú (xã Ia Khai, huyện ia Grai, Gia Lai). Ảnh: Hoàng Ngọc



Trước đó, tháng 9-2019, UBND huyện Ia Grai phối hợp với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức hội thảo về di tích lịch sử Bến đò A Sanh. Tại hội thảo, các nhân chứng lịch sử đã đóng góp thêm nhiều thông tin về người lái đò trên sông Pô Cô và tuyến vận tải đường sông có ý nghĩa đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để bổ sung hồ sơ di tích khoa học. Ủy ban nhân dân huyện Ia Grai cũng đã tổ chức cho các đại biểu tham quan khu vực bến đò làng Nú, lựa chọn địa điểm hợp lý để xây dựng khu di tích lịch sử-văn hóa.

Theo hồ sơ di tích, bến đò làng Nú và một số bến đò khác thuộc huyện Ia Grai ngày nay là những địa điểm đưa đón bộ đội, lương thực, vũ khí qua sông Pô Cô vào những năm 1961-1965. Phương tiện di chuyển là thuyền độc mộc. Những người lái đò trên tuyến đường này phần đông là người Jrai được tuyển chọn tại địa phương, có sức khỏe và thông thạo địa bàn như: Puih San, Rơ Châm Lim, Rơ Chăm Plớt… và nổi tiếng trong số đó là Puih San (bí danh A Sanh).

Hoàng Ngọc
 

Có thể bạn quan tâm

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng. Ảnh: Ngọc Minh

Hvinh Nút làm du lịch cộng đồng

(GLO)- Phát huy tiềm năng, thế mạnh cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa dân tộc, anh Hvinh Nút (làng Đăk Asêl, xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) phát triển mô hình du lịch cộng đồng, mở ra hướng làm kinh tế mới, gia tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân địa phương.

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

Mang Yang quan tâm đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn

(GLO)- Nhiều năm nay, từ các nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cùng sự hưởng ứng người dân địa phương, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã tập trung đầu tư xây dựng và sửa chữa hạ tầng giao thông nông thôn. Qua đó, giúp người dân vận chuyển hàng hóa thuận tiện, thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Những mái ấm ở vùng khó

Những mái ấm ở vùng khó

(GLO)- Ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát đã lan tỏa những giá trị nhân văn sâu sắc. Những ngôi nhà mới không chỉ góp phần làm đổi thay diện mạo nông thôn mà còn mở ra hy vọng về một cuộc sống tươi sáng hơn cho hàng trăm hộ nghèo, cận nghèo.

null