“Đẽo cày giữa đường”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cách đây 4 năm, vợ chồng tôi quyết định xây nhà. Với diện tích đất khá khiêm tốn, tôi cố gắng tận dụng triệt để khoảng không gian vốn có. Sau khi tham khảo một số phong cách xây dựng trên internet, chúng tôi quyết định thuê kiến trúc sư thiết kế, dù biết chi phí sẽ tăng thêm một chút. Nhưng để có một hình dung cụ thể, chi tiết đến từng centimet của “tổ ấm” trước khi bắt tay xây dựng, đây là cách hữu hiệu.

Thay vì đặt hết niềm tin vào tổ thợ và những tư vấn... phát sinh, thay đổi lắt nhắt trong quá trình xây dựng, chúng tôi chọn cách tin vào bản thiết kế đã được dựng sẵn, không thay đổi. Vì thế, ngôi nhà hoàn thành đúng như những gì cả gia đình kỳ vọng.

Cũng từ đây, chúng tôi thường xuyên nhận được những lời hỏi thăm của bạn bè, trong đó có nhiều người muốn tư vấn kinh nghiệm chọn công ty nhận thầu, kiến trúc sư thiết kế. Một số xin lại bản thiết kế để tham khảo. Trong số này có chị bạn hàng xóm thuở nhỏ hỏi thăm rất nhiệt tình. Dĩ nhiên, tôi cũng tư vấn “có tâm” nhất có thể, thậm chí giới thiệu cả kiến trúc sư để chị gặp gỡ, trao đổi. Bản vẽ nhanh chóng được phác thảo. Một ngôi nhà cấp 4 với lối phong cách tối giản, xinh xắn. Chuyện sẽ chẳng có gì để nói nếu như chị làm nhà đúng theo bản thiết kế ấy. Trong suốt quá trình xây dựng, thỉnh thoảng, chị lại tham khảo và đưa thêm ý tưởng khác vào ngôi nhà. Phần lớn đều là của người thân, bạn bè đến xem và “vui miệng” góp ý và từ các bác thợ hồ nêu ý kiến dựa trên… kinh nghiệm. Khi thì mở thêm cửa sổ, lúc nới rộng phòng khách, ngăn thêm một phòng ngủ, khi khác lại đổi màu gạch nền trang trí, màu sơn tường… Ngôi nhà hoàn thành nhưng khác xa bản vẽ. Ý tưởng về một ngôi nhà mang phong cách tối giản, mộc mạc, thoáng đãng cũng “tan thành mây khói”. Kiến trúc sư cũng ngao ngán lắc đầu vì không nhận ra tác phẩm của mình.

2. Vợ chồng bạn tôi hiếm muộn. Vì vấn đề sức khỏe, cả 2 đều gặp khó trong chuyện sinh con. Giữa bộn bề nỗi lo cơm áo, đôi lúc, niềm mong muốn có con trỗi dậy, bạn cùng chồng quyết tâm chữa trị “đến nơi đến chốn”. Thế nhưng, cả 2 cứ mãi loay hoay khi thì dùng phương pháp điều trị Tây y, lúc thì nghe người này, người kia giới thiệu bài thuốc Nam, thuốc Bắc hay ông thầy ở nơi nào đó điều trị vô sinh hiệu quả. Bên nào cũng “đứt gánh” vì bạn cứ mải đi tìm phương pháp, nghe quá nhiều lời tư vấn mà không kiên trì đến hết liệu trình. Vì thế, từ năm này sang năm khác, vợ chồng đã gần như kiệt sức trong hành trình có quá nhiều ngã rẽ để tìm kiếm một mụn con.

Nuôi con mình theo ý người khác cũng là “căn bệnh” mà nhiều mẹ bỉm sữa đang gặp phải. Đôi khi, chỉ vì một câu nói “sao con còi cọc thế”, người mẹ sẽ mải miết đi tìm kiếm thực phẩm bổ sung, lên các diễn đàn tìm hiểu cách giúp trẻ tăng cân. Tình trạng tham khảo triệu chứng các loại bệnh của trẻ trên internet cũng khá phổ biến. Chỉ cần con hắt hơi, sổ mũi, sốt, ho… các mẹ sẽ tá hỏa khi tìm hiểu trên internet bởi những triệu chứng ấy là một trong những biểu hiện của rất nhiều loại bệnh khác, thậm chí có cả những căn bệnh nặng. Điều này khá nguy hiểm nếu như người mẹ không đủ tỉnh táo, quyết đoán mà làm theo các hướng dẫn điều trị do các “tư vấn viên” ẩn danh hoặc không chuyên này. Việc cần làm là đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ có chuyên môn thăm khám, chẩn đoán và cho thuốc điều trị phù hợp với thể trạng, tình trạng bệnh.

3. Giờ đây, trên mạng xã hội, các video “review” mỹ phẩm, ăn uống, giới thiệu thuốc men cho đến truyền đạt phương pháp học ngoại ngữ, bàn luận về vấn đề kinh tế, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp… luôn nổi lên xu hướng, nhận được sự quan tâm, theo dõi của người dùng. Điều đáng nói, trong số ít các chuyên gia, phần lớn mọi người chia sẻ theo kinh nghiệm, trải nghiệm cá nhân. Vì vậy, trước những luồng thông tin “khổng lồ”, khi tham khảo, mọi người cần có lập trường, chính kiến rõ ràng. Khi đã có chính kiến, mọi người sẽ biết chắt lọc đâu là những góp ý phù hợp, bổ trợ, giúp ý tưởng ban đầu của mình thêm đầy đủ, thành công.

Có thể bạn quan tâm

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

Chiếm dụng mặt nước đầm Đề Gi nuôi thủy sản

(GLO)- Khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở xã Đề Gi và An Lương (tỉnh Gia Lai) ngang nhiên chiếm dụng một phần mặt nước ven đầm Đề Gi để nuôi thủy sản bằng lồng bè, gây ô nhiễm môi trường biển cũng như cản trở, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào Cảng cá Đề Gi.

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

Tuyên truyền chủ trương di dời tàu thuyền cho ngư dân An Lương

(GLO)- Sáng 23-7, UBND xã An Lương phối hợp với Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và Môi trường) tổ chức buổi gặp gỡ các chủ tàu cá nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án di dời tàu thuyền đang neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn và đầm Đề Gi về cảng cá Tam Quan theo Quyết định số 2248/QĐ-UBND của UBND tỉnh.

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

Viettel khẩn trương chuẩn bị ứng phó bão Wipha, sẵn sàng đảm bảo thông tin liên lạc cho người dân

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) đã khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng-chống thiên tai để đảm bảo an toàn hạ tầng và duy trì dịch vụ viễn thông, duy trì thông tin liên lạc cho người dân trong và sau cơn bão.

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn tận tình và giải quyết tại chỗ, người dân không phải đi lại nhiều nơi như trước đây. Ảnh: Ngọc Sang

Gia Lai chấn chỉnh tình trạng yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp"

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai vừa có văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương khẩn trương chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và cấp xã; không yêu cầu người dân "có tài khoản VNeID mới được nộp hồ sơ trực tiếp".

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

Dân khốn khổ vì đường ngập như… sông

(GLO)- Thường xuyên ngập sâu mỗi khi mưa lớn, đường Phó Đức Chính (thuộc thôn 3, xã Biển Hồ) khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Đây là tuyến đường có lưu lượng phương tiện qua lại khá đông, nhưng tình trạng ngập úng kéo dài vẫn chưa được khắc phục.

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

Thi công cao tốc gây nứt nhà: Người dân mòn mỏi đợi bồi thường suốt 2 năm

(GLO) – Hơn 40 hộ dân tại phường Bồng Sơn và xã Hoài Ân (tỉnh Gia Lai) phản ánh tình trạng nhà cửa bị nứt nẻ, hư hỏng do thi công tuyến cao tốc Bắc - Nam và các công trình liên quan. Dù đã kiến nghị suốt 2 năm qua, đến nay việc bồi thường, hỗ trợ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

null