Đề nghị truy tố ông Đinh La Thăng, Nguyễn Hồng Trường trong vụ thất thoát 725 tỷ đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo kết luận điều tra của Bộ Công an, ông Đinh La Thăng được xác định vai trò chủ mưu trong việc gây thất thoát 725 tỷ đồng liên quan đến Dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có Kết luận điều tra vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, gây thất thoát, lãng phí; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Yên Khánh, Tổng Công ty Cửu Long, Công ty Licogi 13 và các đơn vị liên quan.

 

Ông Đinh La Thăng tiếp tục bị truy tố. (Ảnh: TTXVN)
Ông Đinh La Thăng tiếp tục bị truy tố. (Ảnh: TTXVN)


Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 20 bị can, trong đó, có bị can bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" gồm: Đinh La Thăng (SN 1960, cựu Bộ trưởng Bộ GTVT); Bị can Nguyễn Hồng Trường (SN 1957, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT); Nguyễn Chí Thành (SN 1966, nguyên Quyền Vụ trưởng Vụ Tài chính, Bộ GTVT); Lê Trung Cường (Vụ Tài chính, Bộ GTVT);

Bị can Dương Tuấn Minh (SN 1957, nguyên Tổng Giám đốc); Dương Thị Trâm Anh (SN 1962, nguyên Phó TGĐ); Nguyễn Thu Trang (SN 1975 Nguyên Phó phòng đầu tư và quản lý đấu thầu) cũng bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Các bị can bị đề nghị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo quy định tại Điều 174 Bộ LHS gồm: Đinh Ngọc Hệ (SN 1971, nguyên Phó Tổng GĐ Tổng Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng); Phạm Văn Diệt (SN 1972, nguyên TGĐ điều hành Công ty Đức Bình); Lê Thị Những (SN 1988, Nhân viên Hành chính nhân sự Công ty Cổ phần tập đoàn Đức Bình); Nguyễn Xuân Hiền (SN 1978, Giám đốc Cty Xuân Phi); Hoàng Tô Hạnh Vân (SN 1979, Phó Giám đốc Công ty Xuân Phi)...

Theo kết luận điều tra hành vi phạm tội của các bị can liên quan đến việc mua, bán quyền thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương (giai đoạn 1), trong đó có nội dung vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí trong quá trình lập, hoàn thiện Đề án; Tổ chức bán đấu giá; quản lý hợp đồng bán quyền thu phí đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Trung Lương gây thất thoát 725,3 tỷ đồng.

Ngày 8/11/2011, ông Đinh La Thăng (sau 3 tháng nhận chức Bộ trưởng Bộ GTVT) có văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, nội dung tiếp nhận quyên thu phí, tìm đối tác trong và ngoài nước để đàm phán chuyển giao quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Sau khi được các cơ quan chức năng chấp thuận, tổng hợp ý kiến của các vụ nghiệp vụ, chuyên môn, ngày 18/9/2013, Thứ trưởng Bộ GTVT lúc đó là ông Nguyễn Hồng Trường ký văn bản gửi Bộ Tài chính, trong đó có nội dung xác định giá khởi điểm Bộ GTVT xây dựng là 1.949,5 tỷ đồng không bao gồm 10% thuế. Văn bản cũng đưa ra quy định về Hội đồng bán đấu giá, quy chế bán đấu giá.

Tuy nhiên, ngày 1/10/2013 bị can Dương Tuấn Minh, Tổng Giám đốc Tổng Cty Cửu Long có tờ trình gửi Bộ GTVT đề xuất phê duyệt Đề án đấu giá bán quyền thu thí Dự án cao tốc TP.HCM - Trung Lương trong đó đề cấp tới thời hạn thu phí, quy định, thời hạn, tiến độ thanh toán, với giá khởi điểm là 2.004 tỷ đồng, hình thức đấu giá công khai.

Sau đó, bị can Đinh La Thăng đã ký quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá gốm 7 thành viên do Nguyễn Hồng Trường làm Chủ tịch Hội đồng.

Quá trình tố chức bán đầu giá chỉ có 2 đơn vị nộp hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá là Công ty Yên Khánh và Công ty Khánh An của Định Ngọc Hệ (tức Út "trọc").

Mặc dù quá trình bán đấu giá, thẩm định đánh giá hồ sơ tham gia đấu giá, không đúng quy định, đến phút cuối chỉ có Công ty Yên Khánh tham gia đấu giá với giá trúng thầu là 2.004,153 tỷ đồng, được phê duyệt kết quả bán đấu giá khi chỉ 1 người tham gia đấu giá tài sản nhà nước là sai nhưng vẫn được phê duyệt kết quả đấu giá.

Sau khi trúng đấu giá, Công ty Yên Khánh không nộp tiền đúng thời hạn, mà đưa ra rất nhiều lí do để kéo dài. Vì vậy Tổng Công ty Cửu Long đã có 12 văn bản báo cáo Bộ GTVT, Bộ GTVT có 12 văn bản chỉ đạo nhưng đều không đề nghị chấm dứt trước thời hạn hợp đồng theo quy định.

Sau khi ký được hợp đồng mua quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Đinh Ngọc Hệ đã dùng chính hợp đồng mua quyền thu phí và những tài sản của bên thứ ba để thế chấp tại BIDV Chi nhánh Thành Đô vay 1.703,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, quá trình tổ chức thu phí, Đinh Ngọc Hệ đã mua, sử dụng phần mềm của Công ty Xuân Phi để can thiệp, điều chỉnh doanh thu thu phí, chiếm đoạt số tiền 725,3 tỷ đồng.



https://danviet.vn/de-nghi-truy-to-ong-dinh-la-thang-va-nguyen-hong-truong-20200831143107708.htm

Theo PVCT (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng trong đường dây lừa đảo Phó Đức Nam - Mr Pips

Công an TP Hà Nội thông tin về 21 trang web, 7 số tài khoản ngân hàng mà các đối tượng trong đường dây lừa đảo do Phó Đức Nam - Mr Pips cầm đầu sử dụng. Cơ quan điều tra đề nghị những người bị dụ dỗ đầu tư vào các tài khoản và trang web này liên hệ để phối hợp giải quyết.

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Vụ phóng hỏa quán cà phê khiến 11 người tử vong: Nhiều thi thể bị cháy biến dạng

Theo đại diện cơ quan chức năng, đến nay đã có 3 nạn nhân xác định được danh tính, nhiều người còn lại vẫn đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Một nhân viên phụ trách nhà tang lễ cho hay, nhiều thi thể bị cháy biến dạng, cơ quan chức năng đang khám nghiệm để xác định thêm danh tính.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.