Đau vai tái đi tái lại cảnh báo bệnh gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đau vai là tình trạng khá phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do vận động quá sức, chấn thương hay bệnh tiềm ẩn.

Nếu người bệnh đang trải qua cơn đau vai dai dẳng hoặc tái đi tái lại suốt vài tuần không hết thì cần đến bệnh viện khám để tìm ra nguyên nhân cơ bản. Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang, MRI hay thực hiện các xét nghiệm khác, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Đau vai tái đi tái lại có thể là do vận động quá sức hoặc viêm xương khớp. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đau vai tái đi tái lại có thể là do vận động quá sức hoặc viêm xương khớp. Ảnh SHUTTERSTOCK

Đau vai tái đi tái lại có thể là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề sức khỏe sau:

Chấn thương ổ xoay vai

Một vết rách ở cơ hay gân trong ổ xoay vai bao quanh khớp có thể gây đau dữ dội và làm giảm khả năng vận động của vai. Chấn thương này thường thấy ở các vận động viên, người tập luyện thể thao hoặc thực hiện các động tác cử động vai lặp đi lặp lại nhiều lần.

Vai đông cứng

Vai đồng cứng đặc trưng với triệu chứng cứng và suy giảm khả năng cử động của khớp vai. Bệnh thường phát triển dần dần và có thể cực kỳ đau đớn.

Để điều trị cho vai đông cứng, bác sĩ có thể dùng các liệu pháp như vật lý trị liệu hay tiêm corticosteroid. Phẫu thuật thường không được kiến nghị cho điều trị vai đông cứng, trừ khi các phương pháp điều trị khác không cải thiện được triệu chứng.

Viêm xương khớp

Đây là loại bệnh thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến bất kỳ khớp nào trong cơ thể, trong đó có khớp vai. Viêm xương khớp xảy ra khi sụn ở khớp vai bị bào mòn theo thời gian dẫn đến đau cứng và viêm bao hoạt dịch. Bao hoạt dịch là những túi nhỏ chứa đầy chất dịch có dạng như thạch. Chúng có vai trò như túi đệm giúp giảm ma sát giữa xương, gân và cơ ở quanh khớp vai.

Viêm bao hoạt dịch có thể dẫn đến đau nhức vai. Nguyên nhân gây viêm thường là do các chuyển động lặp đi lặp lại hoặc chịu áp lực kéo căng trong thời gian dài.

Viêm gân

Viêm gân ở vai có thể gây đau và làm giảm khả năng vận động. Tình trạng này thường thấy ở những người thực hiện các động tác nâng hạ cánh tay nhiều lần trong thời gian dài.

Ngoài ra, một điều quan trọng cần nhớ là đau vai cũng có thể là triệu chứng của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như đau tim hoặc bệnh phổi. Nếu người bệnh đang bị đau vai nghiêm trọng kèm theo các dấu hiệu như đau ngực, khó thở hoặc chóng mặt thì hãy tìm kiếm được sự chăm sóc y tế ngay lập tức, theo Medical News Today.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.