Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

“Sống khỏe” nhờ cây thuốc lá

Nhờ chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây thuốc lá, nhiều hộ nông dân xã Ia Peng (huyện Phú Thiện) có thu nhập nửa tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí. Bà Chu Thị Vân-Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Thanh Trang, thành viên Tổ hội nghề nghiệp trồng cây thuốc lá xã Ia Peng là điển hình trong chuyển đổi đất lúa sang trồng cây thuốc lá. Trước đây, do thiếu kinh phí xây dựng lò sấy, gia đình bà chỉ trồng 2 ha thuốc lá. Từ năm 2024 đến nay, bà đầu tư xây dựng lò sấy bán điện và trồng thêm 3 ha thuốc lá. Nhờ kỹ thuật canh tác tốt, năng suất thuốc lá ước đạt 4 tấn/ha. Với giá bán hiện nay là 60 triệu đồng/tấn lá thuốc sấy khô, mỗi vụ, gia đình bà thu được 1,2 tỷ đồng. Sau khi trừ chi phí, bà lãi khoảng 600-700 triệu đồng.

Bà Vân cho hay: “Gia đình tôi có 5 ha đất. Trước đây, tôi chủ yếu làm lúa nước 2 vụ nhưng năng suất thấp, mỗi vụ chỉ đạt 7 tấn/ha, sau khi trừ chi phí lãi được 100 triệu đồng. Mỗi năm gieo trồng 2 vụ cũng chỉ lãi 200 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với trồng cây thuốc lá”.

Tương tự, gia đình ông Trần Văn Kết (thôn Bình Trang) cũng có thu nhập cao nhờ cây thuốc lá. Từ năm 2021, ông đã chuyển đổi đất trồng mì, mía không hiệu quả sang trồng cây thuốc lá, đồng thời áp dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước. Với 3 ha thuốc lá, sau 1 vụ, gia đình ông bỏ túi hơn 500 triệu đồng tiền lãi.

khu-vuc-dong-nam-tinh-dang-vao-mua-cao-diem-thu-hoach-thuoc-la-anh-vu-chi.jpg
Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Huyện Phú Thiện hiện có 370 ha thuốc lá, tập trung chủ yếu ở xã Ia Peng. Những năm qua, thuốc lá đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của người dân địa phương. Xã Ia Peng cũng đã thành lập Tổ hội nghề nghiệp trồng cây thuốc lá nhằm tạo điều kiện cho bà con nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, chia sẻ kinh nghiệm và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Bà Phạm Thị Ngọc Huyền-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Peng-chia sẻ: “Tổ hội có 20 thành viên, với diện tích 90 ha. Hàng năm, Hội Nông dân xã phối hợp với các công ty đầu tư thu mua thuốc lá tạo điều kiện cho bà con ứng trước vốn chuyển đổi từ lò sấy truyền thống sang lò sấy bán điện. Đây là cơ hội để người dân tăng thu nhập, hướng đến thoát nghèo bền vững”-Chủ tịch Hội Nông dân xã tin tưởng.

Còn ông Nguyễn Quyết Thắng-Chủ tịch UBND xã Ia Peng thì cho hay: Trên địa bàn xã hiện có khoảng 20 hộ trồng cây thuốc lá có thu nhập khoảng nửa tỷ đồng/năm. Ngoài ra, xã còn khoảng 50 hộ trồng thuốc lá với diện tích từ 5 sào đến 1 ha, thu nhập 100-200 triệu đồng/năm.

“Việc chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây thuốc lá là phù hợp, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã trong năm 2024 xuống còn 1,73%. Năm 2025, xã phấn đấu có thêm khoảng 10% số hộ dân trồng cây thuốc lá. Để làm được điều này, chúng tôi tích cực tuyên truyền để người dân chuyển đổi diện tích đất canh tác kém hiệu quả sang trồng cây thuốc lá”-ông Thắng thông tin.

Giải quyết bài toán nguyên liệu sấy

Những ngày này, tại khắp các buôn làng khu vực Đông Nam tỉnh, bà con tất bật thu hoạch thuốc lá. Năm nay, do thời tiết khắc nghiệt, năng suất thuốc lá giảm hơn mọi năm nhưng bù lại giá thu mua tăng khoảng 200 đồng/kg giúp người trồng thuốc đảm bảo lợi nhuận. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi từ lò sấy truyền thống sang lò sấy cải tiến đã góp phần bảo vệ môi trường.

Nhanh tay cột lại những lá thuốc vừa ra lò, bà Nông Thị Hương (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) chia sẻ: Năm nay, bà trồng 2 ha thuốc lá, tăng 0,5 ha so với năm ngoái. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc lá sấy khô cũng như tiết kiệm nguồn nguyên liệu chất đốt nên bà Hương đã chuyển đổi từ lò sấy truyền thống sang lò sấy bán điện. Công nghệ này giúp rút ngắn thời gian sấy từ 6 ngày xuống còn 4, lá thuốc vàng đều hơn.

“Nhân viên kỹ thuật của công ty rất hài lòng với chất lượng lá thuốc sau khi sấy khô của gia đình nên thu mua mẻ đầu tiên với giá 5.300 đồng/kg, cao hơn năm ngoái 200 đồng/kg. Hiện tại, gia đình tôi lãi khoảng 70 triệu đồng/ha”-bà Hương nhẩm tính.

ba-nong-thi-huong-thon-doan-ket-xa-ia-mron-huyen-ia-pa-kiem-tra-nhiet-do-say-trong-lo-thuoc-la-cai-tien-thong-qua-bang-dieu-khien-anh-vu-chi.jpg
Bà Nông Thị Hương (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) kiểm tra nhiệt độ sấy trong lò thuốc lá cải tiến thông qua bảng điểu khiển. Ảnh: V.C

Sau vụ khoai lang năm 2024 lỗ mất hơn nửa tỷ đồng, năm nay, gia đình anh Vũ Ngọc Hải (thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) quyết định chuyển hướng sang trồng thuốc lá với hy vọng trả bớt nợ nần. Do không có đất xây dựng lò sấy cố định nên anh góp vốn với 6 người bạn dựng 3 lò sấy lắp ráp ngay trên diện tích đất canh tác của gia đình, đảm bảo sấy cho 30 ha thuốc lá.

Theo anh Hải, ưu điểm lớn nhất của lò sấy lắp ráp là có thể tháo rời và di chuyển. Đây cũng là dạng lò sấy bán điện. Thay vì xiên lá thuốc thủ công, gia đình anh đầu tư hệ thống máy dập để kẹp lá thuốc giúp giảm nhân công, thời gian, tăng lượng thuốc sấy/mẻ mà lá thuốc vàng đều, không bị sống cọng như lò truyền thống.

Hiện gia đình anh bắt đầu thu hoạch lá chân. Do xuống giống muộn hơn lịch thời vụ 20 ngày nên thuốc lá ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh giá vào đầu vụ. “Ước tính sản lượng thuốc của gia đình sẽ trên 3,6 tấn/ha. Với giá thu mua như hiện tại, gia đình sẽ lãi khoảng 300 triệu đồng. So với các loại cây trồng khác, làm thuốc lá tuy vất vả nhưng giá cả ổn định, không lo lắng về đầu ra nên bà con rất yên tâm”-anh Hải chia sẻ.

anh-vu-ngoc-hai-thon-thang-loi-2-xa-ia-sol-phan-khoi-khi-dien-tich-thuoc-la-cua-gia-dinh-phat-trien-tot-anh-vu-chi.jpg
Anh Vũ Ngọc Hải (thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) phấn khởi khi diện tích thuốc lá của gia đình phát triển tốt. Ảnh: V.C

Ông Nguyễn Văn Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Thiện-cho biết: Những năm qua, việc chuyển đổi sang trồng cây thuốc lá đã mở ra cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho nhiều hộ dân trên địa bàn. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và thay đổi tư duy sản xuất đã giúp nông dân nơi đây có thu nhập cao, góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện Phú Thiện phát triển và tiếp tục khẳng định vị thế của cây trồng này trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp địa phương.

Liên kết sản xuất, nâng cao giá trị

Những năm gần đây, diện tích thuốc lá tại khu vực Đông Nam tỉnh giữ ổn định khoảng 4.000 ha. Với giá thu mua ổn định trong khoảng 53-67 ngàn đồng/kg từ lá thuốc chân đến lá ngọn, lợi nhuận đạt khoảng 60-90 triệu đồng/ha. Nhằm giúp người nông dân yên tâm sản xuất, các công ty thuốc lá đã đẩy mạnh liên kết, đảm bảo vùng nguyên liệu bền vững cho hoạt động sản xuất. Ngoài hỗ trợ bà con nông dân ứng trước giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thu mua thành phẩm sau khi ra lò, một số công ty hợp đồng với cơ sở sản xuất bầu lò lắp đặt lò sấy cải tiến cho các hộ dân vùng nguyên liệu để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Anh Nguyễn Thanh Bình-Nhân viên kỹ thuật Công ty TNHH Thuốc lá Hữu Nghị-Chi nhánh Gia Lai-cho biết: Công ty đang liên kết với các hộ dân canh tác hơn 400 ha thuốc lá. Từ khi xuống giống cho đến khi thu hoạch, nhân viên kỹ thuật thường xuyên thăm đồng, hướng dẫn bà con canh tác đúng kỹ thuật. Tất cả giống, phân bón, chi phí sản xuất, Công ty đều ứng trước cho người dân và khấu trừ sau khi thu mua sản phẩm. Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khoảng 50% người trồng cây thuốc lá đã mạnh dạn chuyển đổi lò sấy. Tùy theo chất lượng lá thuốc, Công ty thu mua với giá cả hợp lý, đảm bảo cho bà con “sống khỏe” cùng cây thuốc lá.

Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Krông Pa trồng 2.200 ha thuốc lá. Đây là vụ thứ 2, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện liên kết với Nhà máy Thuốc lá Thanh Hóa triển khai thí điểm mô hình thuốc lá chất lượng cao và thuốc lá xì gà trên diện tích 18 ha tại xã Ia Mláh.

Ông Âu Thành Trung-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-cho biết: Mô hình thuốc lá chất lượng cao được triển khai nhằm tăng hàm lượng nicotin trong lá thuốc nguyên liệu. Sau năm đầu tiên triển khai, hàm lượng nicotin trong lá thuốc tăng từ 2.3 lên 2.8. Năm nay, ngoài mục tiêu tăng lượng nicotin lên 3.0 đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, huyện phấn đấu tăng năng suất thuốc lá chất lượng cao từ 2 tấn/ha lên 2,5-3 tấn/ha.

“Cùng với việc xây dựng thành công thương hiệu “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai”, mô hình còn góp phần đưa sản phẩm thuốc lá của huyện vươn ra thị trường thế giới; qua đó nâng cao thu nhập cho người trồng thuốc lá trên địa bàn”-Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện kỳ vọng.

Có thể bạn quan tâm

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

Chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo vệ rừng

(GLO)- Nhờ chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai có những chuyển biến tích cực khi không để xảy ra cháy rừng và xuất hiện điểm “nóng” hay những vụ việc nổi cộm.

Hồ nuôi cá của gia đình ông Phan Đình Đại (thôn 5, xã Ia Tô). Ảnh: N.H

Ia Grai phát triển nghề nuôi cá nước ngọt

(GLO)- Tận dụng nguồn nước mặt dồi dào từ lòng hồ thủy điện, hồ thủy lợi và sông suối, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư nuôi cá nước ngọt để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng. Ảnh Hà Duy

Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ

(GLO)- Chiều 26-3, đoàn công tác do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Rah Lan Chung làm trưởng đoàn làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ về công tác quản lý, bảo vệ rừng; khảo sát núi Chư Nâm và thăm cán bộ cùng người dân làng Xóa (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh).

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú và Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm VLXD thông thường. Ảnh: Lê Nam

Gia Lai: Đấu giá thành công 9 mỏ đất làm vật liệu san lấp

(GLO)- Ngày 19-3, tại TP. Pleiku, Công ty Đấu giá hợp danh Nhất An Phú phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường Gia Lai tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đối với 9 khu vực mỏ đất san lấp làm vật liệu xây dựng thông thường chưa có kết quả thăm dò khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

Nông nghiệp xanh: Giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh

(GLO)- Nông nghiệp xanh là xu hướng nhằm tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp. Điểm vượt trội của nông nghiệp xanh so với nông nghiệp truyền thống là tính bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học.

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.