Đặt nội khí quản cứu cháu bé vì cha mẹ tưa lưỡi bằng thuốc cam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bé trai gần 2 tuổi ở Phú Thọ phải đi cấp cứu đặt ống nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục sau khi được bố mẹ tưa lưỡi bằng thuốc cam.

Bé trai gần 2 tuổi được đưa vào Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) trong tình trạng nguy kịch: vật vã, kích thích, sốt cao, tinh thần lơ mơ, không tỉnh táo.

chau-be-bi-nhiem-chi-nang-do-dung-thuoc-cam.jpg
Cháu bé bị ngộ độc chì nặng do dùng thuốc cam

Tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, các bác sĩ phải đặt ống nội khí quản, thở máy, sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội). Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, cháu bé tiếp tục được thở máy, lọc máu nhưng tình trạng vẫn rất nguy kịch.

Khai thác tiền sử, gia đình cho biết bé bị nấm miệng nên gia đình mua thuốc cam không rõ nguồn gốc để tưa lưỡi trong suốt 7 ngày. Trên cơ sở khai thác tiền sử và chẩn đoán, các bác sĩ xác định nguyên nhân cháu bé bị ngộ độc chì dẫn đến biến chứng nghiêm trọng gồm sốc nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa nặng.

Bác sĩ khuyến cáo các gia đình tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc với trẻ, đặc biệt là thuốc không rõ nguồn gốc, thành phần và không được Bộ Y tế kiểm định cấp phép. Khi có dấu hiệu bất thường, trẻ cần được đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn kịp thời.

Theo tên gọi từ Đông y, thuốc cam là các bài thuốc để điều trị bệnh cam và thường được bào chế dưới dạng thuốc bôi ngoài da hoặc viên hoàn dùng để uống. Tùy theo từng loại bệnh cam như tỳ cam (bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa), can cam (bệnh liên quan đến gan), tâm can (bệnh liên quan đến khí huyết, tim mạch), phế cam (bệnh ở phổi), thận cam (bệnh liên quan đến thận, hệ tiết niệu)... mà các dạng thuốc cam cũng có thành phần và công dụng khác nhau.

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).