"Đất khát" không còn khát

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng từ cuối năm 2017, đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Nối dài tuyến kênh N11 và N33 của hệ thống thủy lợi hồ chứa nước Ia Mlah, huyện Krông Pa” do tập thể cán bộ, công nhân, người lao động Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai làm chủ được đánh giá là một trong số những điển hình xuất sắc trong phong trào thi đua trên địa bàn tỉnh.
Xuất phát từ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và khắc phục tình trạng hạn hán ở 2 xã Chư Gu và xã Chư Ngọc (huyện Krông Pa), ý tưởng xây dựng dự án nối dài tuyến kênh N11, N33 hệ thống thủy lợi hồ chứa nước Ia Mlah đã được nhóm công nhân kỹ thuật Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi Gia Lai đề xuất ngay sau khi kết thúc giai đoạn 1 của công trình Thủy lợi Ia Mlah. Ông Phan Phước Thiện-Phó Giám đốc Công ty, đơn vị chủ đầu tư-cho biết: “Ngay sau khi có chủ trương xây dựng dự án 2 tuyến kênh nối dài N11 và N33 với tổng giá trị đầu tư hơn 11 tỷ đồng, chính quyền và người dân địa phương vùng hưởng lợi của 2 xã Chư Ngọc và Chư Gu cũng như tập thể lãnh đạo huyện Krông Pa rất đồng tình ủng hộ. Mức đầu tư thấp nhưng dự án lại có tính khả thi cao nên sau khi đề xuất đã sớm được ngành chức năng và UBND tỉnh phê duyệt. Dự án này được Công ty đã chọn làm công trình điểm để hưởng ứng phong trào thi đua do Liên đoàn Lao động tỉnh phát động hàng năm. Chính vì vậy, đơn vị đã lựa chọn nhóm công nhân, kỹ sư giàu kinh nghiệm, huy động tối đa nguồn lực, phương tiện, khắc phục mọi khó khăn nhằm thi công đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng”.
 Tuyến kênh N33 đảm bảo nhu cầu cung cấp nước tưới thường xuyên cho cánh đồng xã Chư Gu (huyện Krông Pa). Ảnh: G.C
Tuyến kênh N33 đảm bảo nhu cầu cung cấp nước tưới thường xuyên cho cánh đồng xã Chư Gu (huyện Krông Pa). Ảnh: G.C
Dự án kéo dài kênh N11 có chiều dài 1.762 m dẫn nguồn nước tưới từ kênh chính của công trình thủy lợi Ia Mlah về phục vụ nhu cầu sản xuất cho người dân buôn Lang và vùng phụ cận của xã Chư Ngọc, gồm 60 ha lúa nước 2 vụ và 120 ha hoa màu. Từ năm 2018 trở về trước, cánh đồng này chủ yếu là nơi chăn thả gia súc, việc sản xuất phụ thuộc vào nước trời, lúa nước 1 vụ năm được năm mất, năng suất lúa rẫy và hoa màu cũng thất thường vì thường xuyên bị khô hạn. Từ khi công trình hoàn thành, có nguồn nước thường xuyên ổn định phục vụ sản xuất và đời sống, người dân rất vui mừng. Nhờ tổ chức lại phương thức sản xuất mới theo hướng thâm canh, diện mạo của vùng quê nghèo khó bước đầu thay đổi tích cực. Năng suất lúa nước vụ Đông Xuân đạt bình quân 42 tạ/ha, cao gấp 2 lần so với trước kia. Sau một thời gian khai thác, công trình được các cấp, các ngành và nhân dân địa phương đánh giá rất hiệu quả.   
Trong khi đó, tuyến kênh N33 có tổng chiều dài 3,7 km được đấu nối với tuyến kênh chính dài 17 km của công trình thủy lợi Ia Mlah. Dù có quy mô lớn hơn, quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn do phải qua địa hình rừng núi hiểm trở song đơn vị vẫn tập trung toàn lực nhằm rút ngắn thời gian thi công, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình. Cuối năm 2017, tuyến kênh N33 đã hoàn thành và được đưa vào khai thác sử dụng, không chỉ đảm bảo cung cấp nước tưới thường xuyên cho 100 ha lúa 2 vụ, 80 ha hoa màu của cánh đồng xã Chư Gu mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết hàng loạt các vấn đề về kinh tế, dân sinh cho vùng “đất khát”…
Ông Nguyễn Văn Tuyên-Chủ tịch UBND xã Chư Gu-cho biết: Từ năm 2018 trở về trước, để giải quyết cơn khát cho cánh đồng thường xuyên khô hạn ở xã Chư Gu, huyện Krông Pa đã đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng một trạm bơm điện để bơm nước từ sông Ba phục vụ nước tưới cho cánh đồng. Tuy nhiên, sau vài năm hoạt động, trạm bơm điện lại không phát huy hiệu quả, chỉ bơm nước được 1 vụ do mùa khô sông cạn; cùng với đó, chi phí vận hành quá cao, ngoài lương công nhân, hao mòn máy móc, tiền điện chi trả cho hoạt động của trạm bơm lên đến gần nửa tỷ đồng mỗi năm. Vì vậy, tuyến kênh N33 là công trình đặc biệt ý nghĩa với địa phương, giúp cánh đồng có nước tưới quanh năm, năng suất lúa nước vụ Đông Xuân cũng đạt bình quân 42 tạ/ha. Từ khi công trình được đưa vào sử dụng, cán bộ, nhân dân trên địa bàn rất vui mừng phấn khởi. Nhờ đó, xã Chư Gu có thêm động lực phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2019.
 GIA CƯ

Có thể bạn quan tâm

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

Phường Tây Sơn dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện chiến dịch 100 ngày đêm nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công

(GLO)- Thực hiện chiến dịch cao điểm 100 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (từ 22-3 đến 29-6-2024), phường Tây Sơn (TP. Pleiku) đang xếp thứ nhất trên 220 xã, phường toàn tỉnh về chất lượng thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.
Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

Đồn Biên phòng Ia Púch tiếp sức để dân thoát nghèo

(GLO)- Bằng nhiều hoạt động mang tính thiết thực, cán bộ và chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Púch) đã giúp nhiều hộ dân ở xã biên giới Ia Púch (huyện Chư Prông) thay đổi nếp nghĩ, cách làm và vươn lên thoát nghèo bền vững, nhất là các hộ dân người dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn.
Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

Trải nghiệm vẻ đẹp hoang sơ của suối Đak Hyam

(GLO)- Từ trụ sở UBND xã Hà Tam (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) du khách theo con đường bê tông di chuyển khoảng 6 km về phía Đông Nam sẽ đến suối Đak Hyam. Tiếng nước lao xao đổ vào phiến đá mang theo hơi gió mát lành giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ níu chân lữ khách.
Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.