Đắng lòng... vì thời tiết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Niên vụ cà phê 2013-2014 đang bắt đầu bước vào giai đoạn thu hoạch, nhưng người trồng cà phê ở huyện Chư Sê đang như ngồi trên đống lửa bởi hiện tượng tét nhân, rụng quả mọc mầm khắp các vườn cây… gây thiệt hại nặng cho bà con.

Theo dự báo của người dân và chính quyền địa phương năng suất, sản lượng cà phê năm nay sẽ giảm mạnh so với những năm trước đây bởi hiện tượng thất thường của thời tiết.

 

Vườn cà phê rụng quả tại xã Al Bal. Ảnh: Nguyễn Diệp
Vườn cà phê rụng quả tại xã Al Bal. Ảnh: Nguyễn Diệp

Khóc… vì thời tiết

Diện tích cà phê trên địa bàn huyện Chư Sê chỉ khoảng 9.000 ha, nhưng chưa khi nào người trồng cà phê lại thấy những hiện tượng bất thường xảy ra trong niên vụ này. Quả cà phê đã chín đỏ đến thời kỳ thu hoạch nhưng mưa kéo dài gần 3 tháng nay, khiến người dân không thể thu hoạch được gây thiệt hại nặng nề.

Nhìn những cành cà phê trĩu quả xanh, chín xen kẽ nhau của người dân trong xã, có những cành quả chín rụng xuống gốc nảy mầm mới. Anh Nguyễn Công Thảo- Phó Bí thư Đảng ủy xã Al Bal ngậm ngùi nói:  Chưa có năm nào thời tiết mưa kéo dài như năm nay. Mưa liên tục khiến người dân trong xã gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hoạch cà phê gây thiệt hại nặng nề, gia đình mình cũng nằm trong số đó.

Toàn xã hiện có 902 ha cà phê  đang trong giai đoạn kinh doanh, hiện nay nhiều vườn quả chín nhiều đến nỗi rụng xuống đất nảy mầm mới nhưng cũng đành bất lực. Đây là một trong những nỗi lo lớn nhất hiện nay của người trồng cà phê trong xã, nếu thời tiết cứ tiếp tục kéo dài như thế này sẽ làm thiệt hại tăng thêm. Vì có hái về nhà rồi cũng không thể phơi được.

 

Cà phê nảy mầm của gia đình anh Nguyễn Mạnh Đề. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cà phê nảy mầm của gia đình anh Nguyễn Mạnh Đề. Ảnh: Nguyễn Diệp

Hiện tại 100% vườn cà phê ở đây đều bị rụng trái chín chiếm tỷ lệ 20% (tổng vườn). Những quả chín sớm bị nứt nẻ rồi rụng xuống đất. Dù người trồng cà phê xã Al Bal là một trong những vùng có kỹ thuật thâm canh cây cà phê rất tốt nhờ được tham gia dự án sản xuất cà phê bền vững giai đoạn 2007-2012.

Với tình hình thời tiết này năng suất, sản lượng cà phê năm nay sẽ giảm so với những năm trước đây khoảng 20-30%. Trong thời điểm này người trồng cà phê đang gặp rất nhiều khó khăn và bất lợi.

Khác với người dân xã Al Bal, nhiều hộ dân xã Dun đã hái mang được cà phê về sân phơi rồi, nhưng cũng đành cam chịu thiệt hại. Đang phơi lại cà phê trong sân, anh Nguyễn Quế Thơm- thôn GreoSết- xã Dun cũng không khỏi chạnh lòng: Thông thường những quả cà phê chín sớm được gia đình hái về phơi. Tuy nhiên, năm nay lại không được may mắn như vậy, dù vườn được mùa nhưng mưa quá khiến quả chín bị nứt vỏ rụng xuống gốc.

Bây giờ cũng đành bó tay có hái về nhà rồi cũng như trên cây vì không thể phơi được. Khó khăn lớn nhất hiện nay là có rất ít hoặc không có cơ sở thu mua cà phê tươi như trước nữa. Vì vậy, người dân cũng không dám hái về nhà vì không phơi được.

Thiệt hại đủ đường

Có thể nói, người trồng cà phê hiện nay trên địa bàn huyện Chư Sê đang phải chịu thiệt đơn thiệt kép do thời tiết gây ra. Ông Nguyễn Mạnh Đề- làng Xê - xã Kông Htok buồn bã nói: Niên vụ cà phê năm nay, nông dân trồng cà phê trên địa bàn bị thiệt hại nhiều lắm. Vụ trước trung bình một cây cà phê hái được 20 kg cà phê tươi, nhưng hiện nay có đến 10 kg phải “rơi rụng dưới gốc” mọc mầm thành cây non rồi.

Không những vậy, thiệt hại lớn nhất là phải thêm nhân công để “hốt” về đãi lại được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu. Nhưng giá nhân công thu hoạch cà hiện nay là 150.000 đồng/ngày (chưa tính tiền cơm).

 

Cà phê không thể phơi được. Ảnh: Nguyễn Diệp
Cà phê không thể phơi được. Ảnh: Nguyễn Diệp

Hiện tại đã thu hoạch được một ít về nằm sân hơn một tháng nay nhưng cũng không phơi được dẫn đến tình trạng hạt nhân bị đen, kém chất lượng và đặc biệt rất nhẹ cân. Nỗi lo của người trồng cà phê hiện nay là giá cà phê đang trên đà suy giảm chỉ còn khoảng 34.000-35.000 đồng/kg khiến người trồng cà phê không khỏi âu lo khi vừa bị mất mùa, lại đứng trước nguy mất giá nữa.

Ông Lê Đình Huấn- Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê cũng không khỏi lo lắng cho người dân và bộc bạch:  Thời  tiết mưa kéo dài như hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sản xuất của người dân. Trên cây cà phê những trái chín thì bị mưa làm tét nhân gây thiệt hại, trong khi cây tiêu đang đứng trước nguy cơ ngập úng. Các loại cây trồng khác cũng mới vừa trải qua trận ngập úng do cơn bão số 10 gây ra ảnh hưởng đến năng suất. Mọi thứ chỉ cầu mong thời tiết ổn định, nắng ráo để người dân thu hoạch cây trồng được thuận lợi, giảm thiệt hại.

Chưa năm nào người trồng cà phê trên địa bàn huyện Chư Sê lại gặp thời tiết kiểu dị thường này. Niên vụ cà phê 2013-2014 mới chỉ khởi đầu nhưng nông dân Chư Sê đang phải đắng lòng vì thời tiết.

Diệp Khoa

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm