Đảng bộ Pleiku: Dấu ấn 70 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Lời Tòa soạn: Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển (15/9/1954-15/9/2024), Đảng bộ TP. Pleiku không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội, đưa thành phố ngày càng phát triển.

Dịp này, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Pleiku về những kết quả mà thành phố đạt được trong 70 năm qua cũng như định hướng trong giai đoạn tới.

* P.V: Xin đồng chí cho biết khái quát quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ TP. Pleiku trong suốt chiều dài lịch sử 70 năm?

Đồng chí Trịnh Duy Thuân. Ảnh: Đ.T

Đồng chí Trịnh Duy Thuân. Ảnh: Đ.T

- Đồng chí Trịnh Duy Thuân: 70 năm là một chặng đường dài đánh dấu sự phát triển, lớn mạnh về mọi mặt của Đảng bộ thành phố qua các thời kỳ. Trong kháng chiến chống Mỹ, sau khi chia các khu, Tỉnh ủy quyết định thành lập các Đảng bộ khu.

Theo đó, Đảng bộ Khu 9 (nay là Đảng bộ TP. Pleiku) được thành lập vào ngày 15-9-1954, đảm nhận vai trò lãnh đạo toàn diện phong trào cách mạng địa phương. Đây là sự kiện quan trọng đối với quân và dân các dân tộc Pleiku. Ngay từ khi ra đời, Đảng bộ đã lãnh đạo thực hiện tốt phương châm “Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám địch”, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm lập nhiều chiến công.

Đặc biệt, quân và dân thị xã Pleiku đã trực tiếp tham gia mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ. Đến ngày 17-3-1975, thị xã Pleiku nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung được hoàn toàn giải phóng. Sau khi tiếp quản thị xã Pleiku, trải qua 12 kỳ đại hội, từ chỗ chỉ có 11 chi bộ và 113 đảng viên, đến nay, Đảng bộ thành phố có 64 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với hơn 10.200 đảng viên.

* P.V: Những thành tựu nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc Pleiku đã đạt được trong 70 năm qua là gì, thưa đồng chí?

- Đồng chí Trịnh Duy Thuân: Sau ngày giải phóng, kinh tế thị xã Pleiku có điểm xuất phát thấp, đại bộ phận người dân sản xuất tự cung, tự cấp, cơ sở vật chất hầu như không có gì, giao thông chỉ có một số tuyến đường chính nhưng bị chiến tranh tàn phá nặng nề. Dân số khoảng 75.000 người, trong đó, ở nội thị có 65.000 người, hầu hết là những người buôn bán, làm thuê với thu nhập thấp và 10.000 người dân ở xã vùng ven, sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất công nghiệp-xây dựng, thương mại-dịch vụ, nông nghiệp của Pleiku khi ấy khá nhỏ lẻ, nghèo nàn, lạc hậu.

Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Pleiku đã vượt qua khó khăn, quyết tâm xây dựng và phát triển đô thị Pleiku với những chủ trương đúng đắn, đến nay đã đạt được những thành tựu rất đáng ghi nhận.

Theo đó, kinh tế tăng trưởng bình quân trên 10,66%/năm; tổng thu ngân sách nhà nước theo phân cấp trên 1.700 tỷ đồng; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2023 đạt 110,57 triệu đồng/năm (tăng gấp 16 lần so với năm 1991); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 0,24% (giảm 11,76% so với năm 1991)...

Với những kết quả đạt được, năm 1999, thị xã Pleiku được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh. Đây được xem là dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự phát triển của đô thị Pleiku trong giai đoạn mới. Đến năm 2009, TP. Pleiku được công nhận là đô thị loại II trực thuộc tỉnh. Chỉ 10 năm sau đó, TP. Pleiku đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (2019) và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào đầu năm 2020.

Trong quá trình xây dựng và phát triển đô thị Pleiku có nhiều tập thể, cá nhân vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng các danh hiệu cao quý. Đặc biệt, năm 2014, Đảng bộ TP. Pleiku vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng nhất. Đây là niềm cổ vũ, động viên lớn lao và là động lực để thành phố tiếp tục vươn lên giành nhiều thành tựu lớn hơn trong quá trình xây dựng và phát triển.

Các đại biểu biểu quyết thông qua các Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Pleiku lần thứ XII. Ảnh: Q.T

Các đại biểu biểu quyết thông qua các Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Pleiku lần thứ XII. Ảnh: Q.T

* P.V: Đồng chí có thể cho biết những khó khăn, thách thức mà Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku đang phải đối mặt?

- Đồng chí Trịnh Duy Thuân: Mặc dù quyết tâm, phấn đấu và đạt được một số thành tựu trên các lĩnh vực, song vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức mà Đảng bộ, chính quyền TP. Pleiku phải tiếp tục nỗ lực để vượt qua trong thời gian đến. Cụ thể, do ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, kinh tế thành phố dù có bước phục hồi nhưng còn chậm, tăng trưởng chưa bền vững; hiệu quả sản xuất, chất lượng và sức cạnh tranh hàng hóa chưa cao; quy mô kinh tế còn nhỏ, hiệu quả đầu tư, năng suất lao động còn thấp.

Cùng với đó, cơ sở hạ tầng đô thị, giao thông đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển do nguồn lực hạn chế. Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi, thời gian triển khai các dự án kéo dài dẫn đến chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp có tiềm lực, có kinh nghiệm đầu tư vào thành phố. Việc triển khai một số dự án đầu tư, công trình xây dựng còn chậm về quy trình, thủ tục; nhiều khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.

Công tác lập các quy hoạch vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc chưa được tháo gỡ; tiến độ lập, trình phê duyệt một số đồ án quy hoạch còn kéo dài; chất lượng một số đồ án quy hoạch trước đây còn thấp, thiếu tính đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

Cùng với đó, quá trình đô thị hóa nhanh đã tạo ra áp lực và sức ép lớn về nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, việc làm, nhà ở, dịch vụ, y tế, giáo dục và xử lý ô nhiễm môi trường…

Pleiku ngày càng phát triển xứng tầm đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Ảnh: Q.T

Pleiku ngày càng phát triển xứng tầm đô thị loại I trực thuộc tỉnh. Ảnh: Q.T

* P.V: Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ thành phố đã đề ra những nhiệm vụ trọng tâm gì? Để hoàn thành mục tiêu đề ra trong nhiệm kỳ này và những năm tiếp theo, Đảng bộ, chính quyền thành phố đã và đang triển khai những giải pháp gì, thưa đồng chí?

- Đồng chí Trịnh Duy Thuân: Tiếp tục kế thừa và phát huy thành tựu trong những thập kỷ qua, Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Pleiku lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đánh giá và dự báo tổng quan, phân tích sâu sắc những tiềm năng, lợi thế và khó khăn, những nhân tố có thể ảnh hưởng, tác động đến quá trình xây dựng và phát triển của thành phố trong những năm tới.

Từ đó, đề ra 4 chương trình trọng tâm cho cả nhiệm kỳ và trong thời gian đến gồm: phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của thành phố; chuyển đổi cây trồng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo hướng bền vững; thu hút có hiệu quả các nguồn vốn tiếp tục đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị, xây dựng Pleiku theo hướng đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”; tiếp tục thực hiện công tác giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, nhất là tại các làng đồng bào dân tộc thiểu số.

Các chương trình trọng tâm đang được các cấp, các ngành của thành phố quán triệt, triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ, góp phần phát triển Pleiku lên một tầm cao mới.

Cụ thể, quy mô nền kinh tế của thành phố duy trì mức tăng trưởng khá và ổn định; tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2023 đạt 10,66%. Bộ mặt đô thị ngày càng được đầu tư khang trang, hiện đại với hàng trăm công trình, dự án được triển khai xây dựng; công tác quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị, tài nguyên môi trường... được lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt. Lĩnh vực văn hóa-xã hội, y tế, giáo dục có những bước phát triển đáng kể; an sinh xã hội được bảo đảm, công tác giảm nghèo bền vững được chú trọng thực hiện.

Ngành du lịch tiếp tục khởi sắc với nhiều chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, thu hút ngày càng nhiều khách tham quan, du lịch đến với thành phố.

Triển khai, vận hành bước đầu có hiệu quả Trung tâm Điều hành đô thị thông minh; hệ thống giám sát, quản lý giao thông thông minh; ứng dụng công nghệ thông tin trong quy hoạch phát triển hạ tầng… góp phần xây dựng đô thị ngày càng sáng-xanh-sạch-đẹp, trật tự đô thị ngày càng đi vào nền nếp. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của thành phố được giữ vững.

Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị ngày càng được quan tâm, chú trọng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên được nâng lên.

Trong những năm tới, các cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân Pleiku tiếp tục khai thác và phát huy hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với du lịch. Trong đó, chú trọng phát triển kinh tế đêm, phố đi bộ, không gian vui chơi giải trí trong lòng thành phố và các vùng phụ cận…

Đồng thời, nghiên cứu đề xuất chủ trương mở rộng địa giới hành chính thành phố phù hợp với định hướng không gian phát triển đô thị, hướng đến xây dựng Pleiku không chỉ là trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh mà còn là đô thị giữ vai trò quan trọng ở khu vực Bắc Tây Nguyên và khu vực Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia.

Cùng với đó, tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, tâm huyết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Huy động hiệu quả mọi nguồn lực để triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển không gian, kiến trúc đô thị, hạ tầng giao thông kết nối theo hướng đồng bộ, bản sắc, hiện đại và thông minh.

Song song với đó, đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực; tiếp tục xây dựng chính quyền điện tử theo đề án xây dựng đô thị thông minh là nhiệm vụ trọng tâm trong các nhiệm vụ.

Qua đó, góp phần phát triển hạ tầng công nghệ thông tin liên thông, đồng bộ, tích hợp, làm nền tảng phát triển các lĩnh vực khác và hướng tới mục tiêu xây dựng nền kinh tế số, xã hội số. Phấn đấu xây dựng Pleiku ngày càng giàu đẹp, người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hướng đến xây dựng Pleiku trở thành đô thị thông minh, thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”.

* P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

Gia Lai quy định mức tỷ lệ % để tính đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, đất có mặt nước

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành Quyết định số 61/2004/QĐ-UBND quy định mức tỷ lệ phần trăm (%) để tính đơn giá thuê đất, mức đơn giá thuê đất xây dựng công trình ngầm, mức đơn giá thuê đất đối với đất có mặt nước trên địa bàn tỉnh.

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

Những mô hình thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân Ia Rtô

(GLO)- Hưởng ứng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã triển khai một số mô hình hay nhằm giúp người dân nâng cao nhận thức, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

Ia Ka đa dạng giải pháp hỗ trợ giảm nghèo

(GLO)- Những năm qua, xã Ia Ka (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo.

Kông Chro mùa gió

Kông Chro mùa gió

(GLO)- Những dãy núi cứ thế hiện ra huyền ảo trong sương sớm. Mặt trời mùa gió thắm nhẹ vén màn mưa để trải ánh vàng xuống miền đất của người Bahnar phía rừng già. Và tôi đã có những ngày mê đắm nơi vùng đất Kông Chro.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã có thể gửi ý kiến về các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, đề xuất thông qua hệ thống Google form. Ảnh: Hà Duy

Gia Lai: Tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua Google form

(GLO)- Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có Công văn số 3260/SKHĐT-DN đề nghị các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã và các Hội nghề nghiệp triển khai tiếp nhận ý kiến, kiến nghị của các nhà đầu tư, doanh nghiệp qua hệ thống Google form.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.