Dàn sao Việt kiều mơ khoác áo ĐT Việt Nam: Ai "khủng" nhất?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau trường hợp thành công của thủ thành Đặng Văn Lâm, rất nhiều cầu thủ Việt kiều tài danh đang muốn "nộp đơn" xin về nước đầu quân cho ĐT Việt Nam. Một hướng phát triển mới dành cho bóng đá nước nhà ở các đấu trường lớn thật sự đạng mở ra với chúng ta.
ĐT Việt Nam sau những chiến tích đáng tự hào như vô địch AFF Cup 2018 hay vào đến tứ kết Asian Cup 2019 đang thật sự là điểm đến đáng mơ ước của nhiều cầu thủ Việt kiều. Rất nhiều cầu thủ sinh ra ở nước ngoài có gốc gác Việt Nam đã và đang bày tỏ nguyện vọng muốn cống hiến sức lực cho chúng ta để theo bước thủ thành Đặng Văn Lâm - người mang hai dòng máu Việt - Nga.
Một trong số đó chính là Filip Nguyễn. Thủ thành cao đến 1,91m này sinh năm 1992, hiện đang khoác áo Slovan Liberec tại giải hạng Nhất Cộng hòa CH Czech. Anh có bố là người Việt Nam, còn mẹ là người CH Séc. Trong lần trở lại Việt Nam mới đây, Filip đã có dịp theo dõi trận đấu thuộc vòng 1 V.League 2019 giữa Thanh Hóa và B.Bình Dương.
 
Filip Nguyễn là thủ thành Việt kiều có chiều cao tốt và khả năng phản xạ đáng nể ở CH Czech.
Mùa 2018/19, Filip Nguyễn đã có 13 trận bắt chính cho CLB chủ quản Slovan Liberec, có tỷ lệ cứu thua cao thứ 2 giải đấu (82,5%) và mạch giữ sạch lưới dài thứ 2 (440 phút).
Theo trang chuyên về đánh giá chuyển nhượng cầu thủ Transfermark, Filip Nguyễn hiện có giá 450.000 euro (hơn 11,8 tỷ đồng). Slovan Liberec - CLB mà thủ môn Việt kiều này đang khoác áo cũng từng gây chú ý khi 3 lần dự vòng loại Champions League và từng vào đến vòng 1/16 Europa League mùa giải 2013/14.
Aleksander Dang cũng là một cầu thủ Việt kiều đáng chú ý đang muốn khoác lên mình màu áo đỏ thiêng liêng của ĐT Việt Nam. Anh có bố người Việt và mẹ người Na Uy. Aleksander Dang sinh năm 1990, cao 1m84, chơi bóng ở vị trí tiền đạo trung tâm cho CLB Nest-Sotra IL ở giải hạng Nhất Na Uy. Hồ sơ sự nghiệp của cầu thủ này rất đáng nể, và thậm chí xứng đáng với biệt danh “Vua dội bom”.
Trong 177 trận đã chơi, Dang ghi tới 186 bàn, từng là Vua phá lưới giải PostNord-ligaen năm 2017 với 21 bàn thắng. Transfermakt định giá Alexander Dang tới 300.000 euro (hơn 7,8 tỷ đồng), cao bằng thủ thành Đặng Văn Lâm.
 
Alexander Dang gây ấn tượng với khả năng săn bàn ở Na Uy.
Cách đây không lâu, hậu vệ cánh Jason Quang-Vinh Pendant đã bày tỏ sẵn sàng khoác áo ĐT Việt Nam nếu như có lời đề nghị. Cầu thủ mang hai dòng máu Việt - Pháp này từng khoác áo U16 và U18 Pháp nhưng chưa từng ra sân cho ĐTQG. Hậu vệ này hoàn toàn đủ điều kiện thi đấu cho ĐT Việt Nam bởi mẹ anh là người Việt, sinh ra tại Việt Nam.
Jason Quang-Vinh Pendant trưởng thành từ lò đào tạo CLB Sochaux và hiện đang chơi cho đội một Sochaux tại Ligue 2. Sochaux từng có nhiều năm góp mặt tại Ligue 1, hạng đấu cao nhất của Pháp, trước khi xuống hạng sau mùa giải 2014/15.
 
Cầu thủ Việt kiều Jason Quang-Vinh Pendant từng khoác áo U18 Pháp và hiện được định giá tới 600.000 euro.
Jason Quang-Vinh Pendant được đánh giá là hậu vệ trái tài năng. Mùa giải này, anh đã ra sân 21 trận cho Sochaux tại Ligue 2. Trang thông tin chuyển nhượng nổi tiếng Transfermarkt định giá anh vào khoảng 600.000 euro (15,7 tỷ đồng), gấp 4 lần so với Công Phượng (150.000 euro).
Với những tiến bộ trong thấy trong thời gian gần đây, Jason Quang-Vinh Pendant đang hi vọng có thể thi đấu tại giải VĐQG Pháp (Ligue 1) trong tương lai gần.
 
 Một số cầu thủ Việt kiều đáng chú ý đang muốn khoác áo ĐT Việt Nam.
Không thiếu "Nguồn lực" tốt từ nước ngoài cho ĐT Việt Nam
Theo thống kê của Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF), trên thế giới hiện có hơn 200 cầu thủ Việt kiều thi đấu rải rác khắp nơi. Trong đó có khoảng 30 cầu thủ tương đối có đẳng cấp, nghĩa là ít nhiều được đào tạo chính quy, được các CLB nổi tiếng của các quốc gia có nền bóng đá mạnh tạo cơ hội cho thử việc hoặc lấy vào đội hình B để được thường xuyên cọ xát, thậm chí có người đã lên chơi cho tuyến dự bị của đội A một thời gian.
Không thể không kể đến Johnny Nguyễn, tên đầy đủ là Nguyễn Ngọc Anh, sinh năm 1986, từng chơi cho đội trẻ của Lens (Pháp) rồi State de Reims. Anh là cầu thủ có tố chất nhanh nhẹn và thi đấu rất năng nổ.

Một số gương mặt khác như Thạch Dương (1985, Thụy Điển), Nguyễn Quốc Trung (1990, Thụy Sĩ), Trương Minh Tuấn (1981, Hà Lan), Ludovic Urai (1987, Pháp, thi đấu cho đội hạng 5 Tolouse), Vinh Tram (1987, Phần Lan), Ruslan Tien Kuan (1986, Bulgaria), Hai Lam (1983, Na Uy), Willmin Vinh Long (1984, Pháp)… cũng thi đấu nổi bật tại các quốc gia mà họ đang sinh sống.

Dân Việt/Theo Đăng Đức (Khám Phá)

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.