Đak Đoa phát huy hiệu quả nhóm chung sở thích

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi Dự án hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (IFAD) kết thúc năm 2017, các nhóm chung sở thích về trồng trọt, chăn nuôi tại huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vẫn tiếp tục duy trì, phát triển ổn định, hướng đến thành lập tổ chức nông hội và hợp tác xã (HTX).

Kế thừa những kết quả đạt được từ Dự án IFAD, năm 2017, UBND huyện Đak Đoa đã bàn giao các nhóm chung sở thích về trồng trọt, chăn nuôi tại 5 xã: Adơk, Ia Pết, Hà Đông, Trang và Kon Gang cho Hội Nông dân huyện quản lý. Hội có nhiệm vụ vận động hộ nghèo, hộ cận nghèo cùng tham gia liên kết với doanh nghiệp cung cấp vật tư đầu vào, tiêu thụ đầu ra sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương.

  Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tại nhóm chung sở thích xã Trang. Ảnh: Nguyễn Diệp
Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tại nhóm chung sở thích xã Trang. Ảnh: Nguyễn Diệp


Từ năm 2017 đến nay, 28 nhóm chung sở thích của xã Adơk duy trì hoạt động ổn định với 15 nhóm trồng cà phê, 9 nhóm nuôi heo, 3 nhóm nuôi bò và 1 nhóm dệt thổ cẩm ở 5 làng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Hyưng-Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Adơk-thông tin: Sau khi dự án kết thúc, xã tiếp tục tuyên truyền, vận động hộ nghèo và cận nghèo tham gia vào các nhóm chung sở thích. Đặc biệt, xã tiếp tục xây dựng nguồn vốn vay xoay vòng mua vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi. Đến nay, nguồn vốn vay đạt hơn 2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các nhóm vẫn đóng góp tiền tiết kiệm để các thành viên vay xoay vòng được hơn 300 triệu đồng. Nhờ đó, 30 hộ thành viên ở các nhóm đã thoát nghèo.

Ông Y Hmưt-Trưởng nhóm chung sở thích trồng cà phê làng Bĩa Tih (xã Adơk) cho hay: Nhóm có 19 thành viên canh tác 7,6 ha cà phê. Từ khi dự án kết thúc, các thành viên trong nhóm vẫn duy trì sinh hoạt hàng tháng để trao đổi kinh nghiệm về trồng, chăm sóc cà phê phù hợp, đảm bảo năng suất và chất lượng. Mỗi năm, các thành viên đều đóng hội phí hơn 400 ngàn đồng/người/năm để vừa làm quỹ, vừa cho các thành viên trong nhóm vay vốn xoay vòng sản xuất trong 1 năm. So với trước đây, hiệu quả hoạt động của nhóm rất tốt, bà con được tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, chăm sóc, bón phân kịp thời. “Qua Dự án IFAD, các thành viên của nhóm được tiếp cận phương thức sản xuất mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Riêng 400 cây cà phê sản xuất theo tiêu chuẩn 4C của gia đình tôi mỗi năm thu được khoảng 2,2 tấn nhân cung cấp cho Công ty TNHH Vĩnh Hiệp. Nhờ đó, gia đình có nguồn thu nhập ổn định”-ông Y Hmưt nói.

Còn ông Bưm (làng Adơk Kông) thì cho hay: “Nhóm có 22 thành viên, trong đó có 6 hộ nghèo và 5 hộ cận nghèo. Vì vậy, chúng tôi ưu tiên cho họ vay vốn tùy theo nhu cầu của từng hộ. Sau 3 năm thì các hộ trả lại vốn và một ít tiền lời cho nhóm để thành viên khác vay. Nếu hộ nào có nhu cầu thì tiếp tục cho vay lại để đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, vươn lên thoát nghèo”.

Đến nay, toàn huyện có 134 nhóm chung sở thích về trồng trọt, chăn nuôi với 1.706 thành viên. Trong đó, có 998 hộ nghèo, 102 cận nghèo và 1.599 hộ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào các nhóm cùng học tập, chia sẻ kinh nghiệm và tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, các nhóm đều có hơn 60% thành viên là đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ cận nghèo, có quy chế hoạt động tiết kiệm nhóm, tổ chức họp định kỳ, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Hiện tại, có 4 doanh nghiệp tham gia liên kết với các nhóm để cung ứng vật tư đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra ổn định.

Trao đổi với P.V, ông Y Djit-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Đoa-cho biết: Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện thường xuyên chỉ đạo Hội Nông dân các xã tiếp tục duy trì các nhóm chung sở thích hoạt động theo phương pháp nông dân dạy nông dân sản xuất. Đặc biệt, sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay xoay vòng trong các nhóm để phát triển kinh tế; liên kết với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, giải quyết đầu ra cho sản phẩm, giúp người dân an tâm sản xuất. Đặc biệt, mô hình này giúp đồng bào dân tộc thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong trồng trọt, chăn nuôi để thoát nghèo.

“Thời gian tới, Ban Thường vụ Hội Nông dân huyện sẽ sơ kết, đánh giá hoạt động từng nhóm chung sở thích và khen thưởng những cá nhân, tập thể tiêu biểu; đồng thời tiếp tục duy trì các nhóm chung sở thích chuyển đổi cây trồng, vật nuôi liên kết với doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm. Hướng tới thành lập nông hội và HTX xuất phát từ các nhóm này để tạo ra sản phẩm có giá trị cao hơn”-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đak Đoa thông tin thêm.

 

 NGUYỄN DIỆP

 

Có thể bạn quan tâm

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

Điều chuyển hơn 57 tỷ đồng trồng rừng thay thế

(GLO)- Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP. Hà Nội và đơn vị liên quan chỉ đạo, thông báo các chủ dự án nộp hơn 57,3 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế để điều chuyển cho tỉnh Gia Lai kịp thời trồng rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

Gia Lai: Vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 thắng lợi

(GLO)- Nhờ chủ động nguồn nước tưới từ các công trình thủy lợi, cộng với việc đưa các giống lúa mới chất lượng cao vào sản xuất nên năng suất lúa vụ Đông Xuân 2023-2024 tăng đáng kể. Với giá lúa tăng 2-3 ngàn đồng/kg so với vụ trước, bà con nông dân trong tỉnh đã có một vụ sản xuất “thắng lợi kép”.