Đak Đoa: Chú trọng nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, Đảng ủy-Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện Đak Đoa, Gia Lai đã chủ động tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền triển khai hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Với những kết quả đó, Đảng bộ Quân sự huyện được Đảng ủy Quân sự tỉnh chọn tổ chức đại hội điểm.
Nâng cao sức mạnh tổng hợp
Thượng tá Trần Đại An-Chính trị viên Ban CHQS huyện Đak Đoa-cho biết: Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng ủy-Ban CHQS huyện đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt, được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, đơn vị đã được đầu tư xây dựng bể bơi, thao trường huấn luyện, căn cứ chiến đấu giả định và ưu tiên nhiều nguồn ngân sách bảo đảm thực hiện nhiệm vụ, từ đó tạo sự chuyển biến về chất lượng huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị. Hàng năm, đơn vị luôn bảo đảm đúng, đủ quân số, nội dung, thời gian, chương trình huấn luyện; kết quả kiểm tra 100% đạt yêu cầu, trong đó tỷ lệ khá, giỏi đạt trên 76%.
 Cán bộ Ban CHQS huyện Đak Đoa huấn luyện cho lực lượng dự bị động viên. Ảnh: A.H
Cán bộ Ban CHQS huyện Đak Đoa huấn luyện cho lực lượng dự bị động viên. Ảnh: A.H
Nói về hiệu quả của thao trường huấn luyện tập trung, ông Lê Ngọc Tuấn-Chỉ huy trưởng Ban CHQS xã Đak Sơ Mei-so sánh: “Khi chưa có trung tâm, các xã và cụm xã tự tổ chức huấn luyện, lực lượng dân quân đi về chứ không ở lại nên dễ xảy ra mất an toàn, ảnh hưởng đến thời gian huấn luyện. Mặt khác, các xã tự tổ chức huấn luyện nên vật chất, mô hình học cụ, thao trường không đầy đủ; các xã cũng không tổ chức được các hoạt động huấn luyện ngoài giờ. Từ khi có trung tâm, chất lượng huấn luyện được nâng cao, lực lượng dân quân các xã, thị trấn ngày càng gắn kết hơn. Trong quá trình huấn luyện có cán bộ của Ban CHQS huyện hỗ trợ chuyên môn, chúng tôi kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế”.
Cùng với đó, Đảng ủy-Ban CHQS huyện cũng quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng tỷ lệ đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm lên trên 90%. Đặc biệt, trong 3 năm liền (2017-2019), Đảng bộ Quân sự huyện đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Riêng công tác phối hợp phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên cũng được chú trọng. Từ năm 2015 đến nay, toàn huyện đã kết nạp 151 đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ, nâng tỷ lệ đảng viên trong lực lượng này lên 24,3% (tăng 6,45% so với năm 2015). Việc đăng ký, quản lý, sắp xếp, huấn luyện quân nhân dự bị được thực hiện đúng quy định, nâng tỷ lệ đúng chuyên nghiệp quân sự lên trên 98%; tỷ lệ đảng viên trong lực lượng dự bị động viên đạt 12,13% (tăng 0,4% so với năm 2015). Toàn huyện có 16/17 chi bộ quân sự có cấp ủy, đạt 94,1% (tăng 64,7% so với năm 2015). Để nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, đơn vị thường xuyên cử cán bộ, cấp ủy viên tham gia sinh hoạt chi bộ quân sự, đồng thời chủ động bồi dưỡng, tập huấn, xây dựng đội ngũ cán bộ Ban CHQS xã, thị trấn, cơ quan, tổ chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hiện 100% chỉ huy trưởng Ban CHQS xã, thị trấn đã tham gia cấp ủy, 93,54% phó chỉ huy trưởng Ban CHQS xã, thị trấn là đảng viên. “Đảng ủy Quân sự huyện cũng đề xuất với Huyện ủy thực hiện có hiệu quả việc nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của chỉ huy trưởng, chính trị viên, chính trị viên phó Ban CHQS xã, thị trấn; coi đây là cơ sở để đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao trách nhiệm, kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự ngay từ cơ sở”-Thượng tá Trần Đại An nhấn mạnh.
Thắt chặt tình quân-dân
Kết nối “địa phương-doanh nghiệp-quân nhân xuất ngũ” để giải quyết việc làm cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự là một trong những điểm nổi bật mà Đảng ủy-Ban CHQS huyện Đak Đoa đã đạt được trong nhiệm kỳ 2015-2020. Chính trị viên Ban CHQS huyện chia sẻ: Hàng năm, khi đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự về địa phương, đơn vị chủ động kết nối với các doanh nghiệp trên địa bàn để tư vấn, công bố nhu cầu, ngành nghề tuyển dụng. Trên cơ sở nhu cầu và cam kết tuyển dụng của doanh nghiệp, đơn vị cùng địa phương sẽ kết nối với các trường đào tạo nghề để quân nhân xuất ngũ tham gia học nghề theo đúng nhu cầu. Theo đó, từ năm 2015 đến nay, đơn vị đã kết nối với 24 doanh nghiệp, công bố nhu cầu tuyển dụng 325 vị trí việc làm và tư vấn, giới thiệu việc làm cho 370 quân nhân xuất ngũ. Qua đó đã góp phần tăng tỷ lệ quân nhân xuất ngũ tham gia học nghề từ 17% (năm 2015) lên 79% (năm 2019). Mô hình kết nối “địa phương-doanh nghiệp-quân nhân xuất ngũ” không chỉ giải quyết việc làm cho quân nhân xuất ngũ mà còn kịp thời động viên, khích lệ thanh niên sẵn sàng lên đường nhập ngũ. Trong 5 năm qua, huyện luôn đạt 100% chỉ tiêu giao quân và không có quân nhân là thanh niên vi phạm kỷ luật, đào bỏ ngũ.
Lực lượng Dân quân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới tại xã Đak Sơ Mei. Ảnh: Anh Huy
Lực lượng Dân quân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới tại xã Đak Sơ Mei. Ảnh: Anh Huy
Mặt khác, với tinh thần “ở đâu có khó khăn, ở đó có bộ đội”, 5 năm trở lại đây, đơn vị đã phối hợp với các đơn vị tham gia hơn 1.400 ngày công giúp dân khắc phục hậu quả thiên tai và 14.700 ngày công để chung sức xây dựng nông thôn mới. Theo ông Lương Minh Thiện-Bí thư Đảng ủy xã Hà Đông, những năm qua, các đơn vị quân đội đã giúp xã nhiều ngày công và công trình, phần việc ý nghĩa. Nhờ vậy, diện mạo nông thôn của xã từng bước thay đổi. Tình trạng thiếu nước uống, nước sinh hoạt vào mùa khô đã được giải quyết; các hộ chính sách nghèo đều đã được xây dựng, sửa chữa nhà ở kiên cố... Ngoài ra, thông qua các buổi tuyên truyền, vận động, nhận thức của người dân cũng từng bước được nâng cao và tình đoàn kết quân-dân thêm gắn bó.
 ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Nghĩa tình nơi biên giới

Nghĩa tình nơi biên giới

(GLO)- Tôi có mấy người bạn thân từ Hà Nội và Quảng Ngãi lên thăm Gia Lai, nguyện vọng của họ là muốn lên biên giới, thăm những người lính Biên phòng. Vậy là mình lại có thêm cái cớ để ngược hướng biên cương.

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

Chư Pưh: Những thành tựu đáng tự hào

(GLO)- Sau hơn 15 năm thành lập trên cơ sở chia tách từ huyện Chư Sê, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã đoàn kết, chung sức vượt qua mọi khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào.

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

Gia Lai sửa đổi, bổ sung 2 thủ tục hành chính trong lĩnh vực công tác dân tộc

(GLO)- Ngày 29-4, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đã ký Quyết định số 420/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 2 thủ tục hành chính (TTHC) sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực công tác dân tộc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.

Ia Pa: Dấu ấn 22 năm

Ia Pa - Dấu ấn 22 năm

(GLO)- Trải qua 22 năm xây dựng và phát triển, cán bộ và đồng bào các dân tộc huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn, khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.

Nông thôn làng Thơh Ga B ngày càng khởi sắc, khang trang, sạch đẹp. Ảnh: Quang Tấn

Chư Pưh: Đổi thay ở làng nông thôn mới Thơh Ga B

(GLO)- Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, diện mạo nông thôn của làng Thơh Ga B (xã Chư Don) đã có nhiều thay đổi tích cực. Nhờ đó, làng đã được UBND huyện Chư Pưh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

Nghĩa tình với người dân thôn Plei Hek

(GLO)- Ngày 29-4, đoàn y, bác sĩ Bệnh viện Y dược cổ truyền và Phục hồi chức năng, Công ty Thiên Phúc Farma, Công ty CPTM Natulife Việt Nam tổ chức chương trình khám bệnh, phát thuốc miễn phí và tặng quà bà con thôn Plei Hek (xã Chư A Thai, huyện Phú Thiện)-thôn kết nghĩa với Sở Y tế Gia Lai.

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

Pleiku: Thành phố trẻ trên cao nguyên xanh

(GLO)- Giữa bạt ngàn đồi núi Tây Nguyên, Pleiku hiện lên như một viên ngọc thô đang dần được mài giũa. Không ồn ào náo nhiệt như TP. Hồ Chí Minh hay cổ kính, trầm mặc như Huế… song Pleiku lại có một sức hút riêng, khiến bất kỳ ai đã đến đây đều không thể quên.

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

Gia Lai: Bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025

(GLO)- Ngày 25-4, UBND tỉnh Gia Lai đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-Ttg ngày 25-3-2025 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh. Trong đó có việc bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết trong năm 2025.