Đại sứ Phạm Sanh Châu tham gia tranh cử Tổng Giám đốc UNESCO

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 27-4, Đại sứ Phạm Sanh Châu, trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, đã trình bày trước Hội đồng chấp hành của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) và các vị đại sứ các nước thành viên, chương trình hành động với tư cách là ứng cử viên chức Tổng Giám đốc của tổ chức này.

Đại sứ Phạm Sanh Châu (bên trái) và Đại sứ Lê Hồng Phấn, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Tổ chức UNESCO.
Đại sứ Phạm Sanh Châu (bên trái) và Đại sứ Lê Hồng Phấn, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh Tổ chức UNESCO.

Phần trình bày của Đại sứ Phạm Sanh Châu cùng 8 ứng cử viên khác diễn ra trong hai ngày 26 và 27-4 trong khuôn khổ kỳ họp Hội đồng chấp hành UNESCO lần thứ 201 diễn ra từ 19-4 - 4-5 tại Paris.

Trong chương trình hành động, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã đưa ra 3 thông điệp lớn về tầm nhìn UNESCO với các đề xuất đổi mới để các hoạt động của tổ chức này ngày càng hiệu quả.

Thứ nhất, UNESCO phải tiếp tục sứ mệnh hòa bình của mình, bởi vì, đấy là sứ mệnh cao cả, thiêng liêng, đã được Hiến chương của UNESCO công nhận.

Thứ hai, UNESCO cần tiếp tục quá trình cải cách để trở nên một tổ chức hiệu quả hơn, năng động hơn, có thể hợp tác tốt hơn và định vị lại vị thế của mình trong hệ thống các tổ chức của Liên hợp quốc.

Thứ ba, UNESCO cần phải làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền để thế giới hiểu rằng tổ chức này không chỉ chăm lo đến các vấn đề văn hóa, giáo dục, mà còn rất mạnh trên lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; UNESCO quyết tâm phối hợp cùng với các nước để xây dựng một xã hội thông tin, trong đó tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận đến thông tin.

Sau phần giới thiệu tóm tắt, Đại sứ Phạm Sanh Châu đã trả lời câu hỏi của các thành viên Hội đồng chấp hành nhằm làm sáng tỏ quan điểm của ông về cách giải quyết các thách thức đang đặt ra cho UNESCO như ngân sách ngày càng eo hẹp trong khi nhu cầu ngày càng lớn, cách thức triển khai các dự án để UNESCO vừa là tổ chức trí tuệ nhưng cũng đồng thời là tổ chức hành động ở cấp địa phương, các giải pháp nhằm tăng cường sự hợp tác và đối thoại giữa các bên trong khuôn khổ hoạt động của UNESCO…

Trả lời phỏng vấn báo chí sau phần bảo vệ cương lĩnh tranh cử, Đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết ông cảm thấy vinh dự và tự hào vì đã được Đảng và Nhà nước đề cử vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO. Đây là lần đầu tiên, Việt Nam giới thiệu một ứng cử viên tại tổ chức quốc tế quan trọng này.

Ông cũng hài lòng vì đã thể hiện được tầm nhìn chiến lược với các đề xuất cải cách nhằm giúp UNESCO thích ứng và đáp ứng được các thách thức của thời đại.

Trong các nội dung trình bày, ông cũng đã giới thiệu, quảng bá về Việt Nam với lịch sử hào hùng trong các cuộc kháng chiến, đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình đổi mới, làm chuyển biến xã hội về kinh tế đồng thời cũng thực hiện chính sách độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ đối ngoại.

Năm nay, UNESCO đưa ra một quy trình hoàn toàn mới trong việc chọn Tổng Giám đốc, giống với quy trình chọn Tổng Thư ký của Liên hợp quốc.

Thay vì tiến hành những cuộc phỏng vấn trong phạm vi hẹp, năm nay, lần đầu tiên, UNESCO cho phép đại diện các phái đoàn ngoại giao được vào phòng họp để tham dự, truyền hình trực tiếp hình ảnh ứng cử viên và tăng thời gian phiên điều trần từ 60 phút lên 90 phút.

Phần trình bày bằng tiếng Anh của Đại sứ Phạm Sanh Châu đã được bạn bè quốc tế đánh giá cao vì sự rõ ràng, mạch lạc, với các đề xuất có tính thực tiễn cao. Nhiều bạn bè quốc tế đã đến chúc mừng ông sau phần thuyết trình.

Theo thông báo ngày 15-3 của ông Michael Worbs, Chủ tịch Hội đồng Chấp hành UNESCO, năm nay có 9 ứng cử viên của 9 quốc gia đăng ký ứng cử vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO để thay thế bà Irina Bokova, sẽ mãn nhiệm vào tháng 11 tới.

Theo quy định của tổ chức UNESCO, tại kỳ họp lần thứ 202 được tổ chức vào tháng 10, Hội đồng Chấp hành UNESCO sẽ bỏ phiếu kín lựa chọn ứng cử viên duy nhất để giới thiệu ra Đại hội đồng UNESCO lần thứ 39, diễn ra tháng 11-2017, để chính thức phê chuẩn bằng phiếu kín.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Ngọc Lương tặng quà cho thương binh Hoàng Xuân Hảo (phường An Nhơn Nam).

Phó Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai Nguyễn Ngọc Lương thăm, tặng quà các gia đình chính sách ở khu vực phía Đông tỉnh

(GLO)- Nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025), chiều 22-7, đồng chí Nguyễn Ngọc Lương-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai, đến thăm, tặng quà gia đình chính sách ở các xã, phường khu vực phía Đông tỉnh. Cùng đi có lãnh đạo một số sở, ngành.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh (thứ 6 từ trái sang) tặng quà cho lãnh đạo phường Hoài Nhơn. Ảnh: Phi Long

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh làm việc với phường Hoài Nhơn, Hoài Nhơn Nam và các đơn vị quân đội

(GLO)- Ngày 17-7, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Tuấn Anh đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo phường Hoài Nhơn, Hoài Nhơn Nam, Đồn Biên phòng Tam Quan Nam và Ban Chỉ huy Phòng thủ Khu vực I - Hoài Nhơn Nam nhằm đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Anh (thứ 10 từ phải sang) tặng quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho lãnh đạo và Công an phường Hoài Nhơn Tây. Ảnh: Phi Long

Hoài Nhơn Tây và Hoài Nhơn Bắc cần áp dụng AI để nâng cao hiệu quả công việc

(GLO)- Chiều 16-7, đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với tập thể lãnh đạo 2 phường Hoài Nhơn Tây và Hoài Nhơn Bắc về kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị sau hơn nửa tháng vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Rmah Piên

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai Rah Lan Chung làm việc tại phường Thống Nhất

(GLO)- Sáng 14-7, đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với phường Thống Nhất về tình hình việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, hoạt động của tổ chức bộ máy sau sáp nhập đơn vị hành chính. 

null