Đà Nẵng: Làm vườn kiểu "6 trong 1", chỉ có 3.000m2 đất trồng rau mà thu nhập 12-15 triệu/tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đam mê trồng rau sạch, lão nông Huỳnh Kim Toàn (trú phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng) đã chế tạo những công cụ hỗ trợ để cơ giới hóa các quy trình trồng rau của gia đình, thu lợi nhuận kinh tế cao.

 

 Kỹ sư trồng rau "6 trong 1"

Có dịp đến thăm phường Khuê Mỹ (quận Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng), hẳn nhiều người sẽ nghe nhắc tới mô hình trồng rau sạch độc đáo "6 trong 1" của ông Huỳnh Kim Toàn (SN 1966, trú phường Khuê Mỹ). Trong đó, điều thú vị nhất chính là bởi lão nông Huỳnh Kim Toàn đã tự tay sáng chế những chiếc máy làm vườn phục vụ cho quá trình sản xuất nông nghiệp, được áp dụng trên chính vườn rau sạch của gia đình.


 

 Mô hình trồng rau sạch ứng dụng máy móc thiết bị kỹ thuật của gia đình ông Toàn.
Mô hình trồng rau sạch ứng dụng máy móc thiết bị kỹ thuật của gia đình ông Toàn.



Ông Toàn kể, ông vốn là sinh viên chuyên ngành kỹ sư chế tạo máy móc tại trường Đại học Bách Khoa (Đà Nẵng). Sau một thời gian bôn ba làm việc, ông quyết định trở về Đà Nẵng lập nghiệp trên mảnh đất quê hương của mình.

"Sau khi về quê, tôi cùng vợ bắt tay vào trồng rau sạch tại địa phương để mưu sinh. Tuy nhiên, khi gắn bó với công việc này, tôi nhận thấy để sản xuất ra những bó rau sạch, đòi hỏi người nông dân tuyệt đối không sử dụng các loại hóa chất cũng như trong toàn bộ khâu chăm sóc, tưới tiêu đều phải làm cẩn thận, kĩ lưỡng. Công việc tốn nhiều thời gian và công sức nhưng hiệu quả không cao và cho năng suất thấp", ông Toàn nhớ lại.

Quyết không "chịu thua", thế là lão nông với việc đam mê nghiên cứu, sáng tạo và vốn kiến thức sẵn có bắt đầu mày mò, cải tiến một số loại mày móc cũ. Đến tháng 9/2019, ông chế tạo thành công máy làm vườn "6 trong 1".

Theo đó, người dùng chỉ cần bấm nút điều khiển, máy làm vườn sẽ tự động chạy theo đường ray đã được đặt sẵn. Đặc biệt, chiếc máy này tích hợp đến 6 chức năng phục vụ cho quá trình sản xuất gồm: xới đất, gieo hạt, tưới nước, tưới phân, che nắng và vận chuyển.

Chia sẻ về thành quả đầu tiên này, ông Toàn vui vẻ chobieets: "Chiếc máy được ra đời với mong muốn ứng dụng công nghệ, giảm sức người trong quá trình lao động, sản xuất nông nghiệp. Tôi đã bỏ ra rất nhiều thời gian, công suất và phải vay mượn khắp nơi để cho ra chiếc máy như ý muốn".


 

Hầu hết các công đoạn làm vườn đều được áp dụng các kỹ thuật máy móc.
Hầu hết các công đoạn làm vườn đều được áp dụng các kỹ thuật máy móc.


Không dừng lại ở đó, ngoài chế tạo thành công máy làm vườn, đến thời điểm hiện tại ông Toàn còn chế tạo, cải tiến nhiều loại máy móc nông nghiệp khác để phục vụ sản xuất của gia đình như: Máy đánh tơi phân bón, khung lưới phòng sâu bệnh gây hại… khiến nhiều người dân biết đến phải "ngả mũ" thán phục.

Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

Dẫn chúng tôi đến thăm mô hình trồng rau sạch của gia đình, ông Toàn cho hay, đây là "cơ ngơi" cả đời của ông. Bởi nơi này không chỉ đơn giản là mô hình vườn rau sạch mà kế bên đó còn là không gian chứa đầy thiết bị, máy móc để ông cho ra đời những sáng chế phục vụ công việc làm nông của mình.


 

Từ mô hình trồng rau sạch, gia đình ông Toàn có thu nhập trung bình từ 12-15 triệu đồng/tháng.
Từ mô hình trồng rau sạch, gia đình ông Toàn có thu nhập trung bình từ 12-15 triệu đồng/tháng.



Tháng 2/2020, ông Toàn đã mạnh dạn lắp đặt thêm một hệ thống "6 trong 1" vận hành tự động trên vườn rau rộng 3.000m2. Theo ông Toàn, vườn rau sạch của gia đình được trồng với đầy đủ các loại rau như: Rau cải, rau muống, rau má, cà, mùng tơi…

Từ mô hình này, gia đình ông có thu nhập trung bình từ 12-15 triệu đồng/tháng.

"Mô hình rau sạch của gia đình đang dần được nhiều người biết đến. Hiện tại, chỉ có vợ chồng tôi cùng 2 lao động không thường xuyên làm việc tại vườn rau, mọi việc đã có máy móc lo hết", ông Toàn hào hứng nói.

Nói về các sáng chế trong tương lai, ông Toàn chia sẻ, ông sẽ tiếp tục phát minh ra thêm nhiều hệ thống để phục vụ làm nông nghiệp của gia đình và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những người cần đến.


 

Trong thời gian tới, ông Toàn sẽ tiếp tục phát minh, chế tạo thêm nhiều hệ thống để phục vụ làm nông nghiệp của gia đình.
Trong thời gian tới, ông Toàn sẽ tiếp tục phát minh, chế tạo thêm nhiều hệ thống để phục vụ làm nông nghiệp của gia đình.



Trao đổi với PV Dân Việt về mô hình này, ông Huỳnh Ngọc Hoan – Chủ tịch Hội Nông dân quận Ngũ Hành Sơn cho biết: "Ông Toàn là người nông dân năng động, chịu khó tìm tòi, học hỏi trong quá trình lao động sản xuất. Mô hình trồng rau sạch của gia đình ông Toàn là một trong những mô hình nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn quận. Trong thời gian tới, Hội Nông dân quận Ngũ Hành Sơn sẽ tiếp tục quan tâm và hỗ trợ đến mô hình này".  

https://danviet.vn/da-nang-lam-vuon-kieu-6-trong-1-chi-co-3000m2-dat-trong-rau-ma-thu-nhap-12-15-trieu-thang-20200626095120583.htm

 

Theo DIỆU BÌNH (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.