Đà Lạt: Trồng thành công giống cà phê Geisha quý hiếm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trang trại cà phê đặc sản Sơn Pacamara tại Phường 5, Đà Lạt vừa công bố trồng thành công các giống cà phê Geisha quý hiếm từ các nước châu Mỹ và châu Phi.  

Hạt nhân cà phê Geisa thu hái và chế biến tại Trang trại Sơn Pacamara Đà Lạt
Hạt nhân cà phê Geisa thu hái và chế biến tại Trang trại Sơn Pacamara Đà Lạt


Theo đó, bằng phương pháp gieo hạt cà phê Geisha kỹ thuật cao, Trang trại cà phê đặc sản Sơn Pacamara Đà Lạt đạt tỷ lệ nẩy mầm 97%, cây sống đạt 50% sau 1 năm sinh trưởng.
 
Kết quả đến nay, Trang trại đang chăm sóc 15 cây cà phê Geisha 3 năm tuổi có nguồn gốc giống từ nước Ethiopia (châu Phi), thu hái, chế biến ban đầu tổng cộng khoảng 0,5 kg hạt nhân.
 
Tương tự, Trang trại cũng vừa thu hái, chế biến khoảng 0,2 kg hạt nhân trên 7 cây cà phê giống Geisha của nước Colombia (châu Mỹ).


 

 Cà phê Geisha giống từ nước Ethiopia kết trái tại Trang trại Sơn Pacamara Đà Lạt
Cà phê Geisha giống từ nước Ethiopia kết trái tại Trang trại Sơn Pacamara Đà Lạt


 
Trang trại cũng đang chăm sóc đặc biệt 10 cây cà phê Geisha Panama (châu Mỹ) hơn 18 tháng tuổi, cao từ 50 – 60 cm, dự kiến đến niên vụ cà phê năm 2022- 2023 sẽ bước vào thu trái chín để chế biến hạt nhân. Giống cà phê Geisha Panama này trên thị trường thế giới trong niên vụ vừa qua với mức giá đến 2.000 USD/kg hạt nhân.  
 
Riêng 2 giống cà phê Geisha của nước Ethiopia và Colombia vừa nêu đã giao dịch trên thế giới với 50 - 60 USD/kg nhân.

http://www.baolamdong.vn/kinhte/202106/da-lat-trong-thanh-cong-giong-ca-phe-geisha-quy-hiem-3059785/
 

Theo VĂN VIỆT (LĐ online)

Có thể bạn quan tâm

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

Năng suất và giá lúa trà sớm giảm, nông dân kém vui

(GLO)- Hiện nay, một số vùng trọng điểm lúa nước của tỉnh Gia Lai đang thu hoạch lúa trà sớm vụ Đông Xuân 2024-2025. Tuy nhiên, một số vùng bị ảnh hưởng của thời tiết nên bước vào thu hoạch năng suất giảm. Hơn nữa, giá lúa Đông Xuân cũng giảm, nông dân thu lợi nhuận không cao so với năm trước.

Các thương hiệu cà phê của Gia Lai được trưng bày, giới thiệu tại nhiều điểm bán hàng OCOP. Ảnh: V.T

Xây dựng thương hiệu: Đòn bẩy để nông sản vươn xa

(GLO)- Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm là một bước quan trọng trong phát triển bền vững và là đòn bẩy để nông sản vươn xa. Sự thành công trong xây dựng thương hiệu không chỉ giúp tăng giá trị cho sản phẩm mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp trong tương lai.

Người dân xã Nam Yang (huyện Đak Đoa) thu hoạch hồ tiêu. Ảnh: Vũ Thảo

Niên vụ hồ tiêu 2024-2025: Niềm vui chưa trọn

(GLO)- Thời điểm này, bà con nông dân trong tỉnh Gia Lai đang khẩn trương thu hoạch hồ tiêu niên vụ 2024-2025. Dù giá hồ tiêu đang ở mức cao nhưng do ảnh hưởng bởi thời tiết, nhất là giai đoạn cây ra hoa gặp không khí lạnh kéo dài dẫn đến năng suất giảm 20-30% so với vụ trước.