Cựu chủ tịch MHB mong tòa không gây oan sai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại phiên tòa sơ thẩm, các luật sư đưa ra nhiều điểm cho rằng căn cứ buộc tội yếu ớt nhưng VKS và tòa không đồng tình.
Dự kiến ngày 23-5 tới, TAND Cấp cao tại TP.HCM sẽ xử phúc thẩm vụ thất thoát hơn 349 tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB). Vụ này bị cáo Huỳnh Nam Dũng (cựu chủ tịch HĐQT MHB, cựu chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán MHB (MHBS), bị truy tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ) kháng cáo kêu oan.
Trước đó, ngày 22-11-2018, TAND TP.HCM đã tuyên án bị cáo Dũng và 15 người khác. Tại phần tranh luận, các luật sư (LS) của bị cáo Dũng cho rằng cáo trạng cáo buộc ông vụ lợi 460 triệu đồng và số cổ phiếu mà chị ông đứng tên là không có căn cứ. Số tiền thiệt hại hơn 349 tỉ đồng là không đúng, VKS nhận định ông Dũng có “mục đích cá nhân khác” là mơ hồ.
Lý do là tiền gửi tại MHBS là để đảm bảo thanh khoản nên khoản thiệt hại 26 tỉ đồng do chênh lệch lãi suất là không có. Khoản 48 tỉ đồng là do việc mua bán trái phiếu độc lập trên thị trường của MHBS. Khoản nợ gốc 272 tỉ đồng có nguồn gốc từ trước năm 2011 và đã trích dự phòng rồi, tức là khi sáp nhập, bàn giao cho BIDV không còn khoản nợ này. Ngoài ra, khi nói về khả năng trả nợ phải xem xét giá trị tài sản của công ty, MHBS đủ khả năng thanh toán khoản nợ 272 tỉ đồng còn lại cho MHB. Nguồn tiền từ MHB thì phải trả cho MHB chứ không thể nói là tài sản của cổ đông.
 
Ông Huỳnh Nam Dũng. Ảnh: VM
Cũng theo các LS, kết luận điều tra bổ sung không thu được tài liệu nào khác về việc ông Dũng phổ biến, triển khai chuyển tiền cấp vốn cho MHBS sử dụng để đảo nợ, tạo doanh thu cho MHBS. Biên bản họp hội đồng quản lý tài sản nợ - tài sản có của MHB (Hội đồng ALCO) không có nội dung thể hiện ông Dũng ký phê duyệt chủ trương cho MHBS chờ đầu tư mua trái phiếu chính phủ (TPCP) hay chỉ đạo MHB chuyển vốn cho MHBS sử dụng. Việc chuyển tiền cho MHBS để chờ mua TPCP được thực hiện theo ý của giám đốc sàn giao dịch và phê duyệt của tổng giám đốc MHB.
Theo điều lệ và các quy định, quy chế quản lý nội bộ của MHB và MHBS thì cá nhân ông Dũng không có quyền hạn để chỉ đạo, điều hành các hoạt động của MHB và MHBS. Mọi quyết định của ALCO hay HĐQT đều phải thực hiện bằng văn bản và phải được sự nhất trí, thống nhất của đa số thành viên. Biên bản các cuộc họp, nghị quyết của Hội đồng ALCO từ năm 2010 đến 2014 đã được cơ quan điều tra thu thập không ghi nhận chủ trương cho phép sở giao dịch MHB chuyển tiền cho MHBS với hợp tác đầu tư TPCP…
Tuy nhiên, đại diện VKS cho rằng thiệt hại hơn 26 tỉ đồng tiền lãi, MHB đã chuyển tiền xuống cho MHBS để chờ mua TPCP. Nhưng MHBS lại dùng để gửi có kỳ hạn tại các chi nhánh MHB để hưởng lãi là trái luật. MHBS hưởng lãi bao nhiêu là thiệt hại cho MHB bấy nhiêu, nên coi đây là thiệt hại là có căn cứ.
Theo VKS, các LS cho rằng qua các lời khai có nhiều mâu thuẫn giữa các bị cáo thì chưa chứng minh được ông Dũng phạm tội. Nhưng VKS luận tội căn cứ trên toàn bộ hồ sơ vụ án chứ không riêng gì các lời khai như LS viện dẫn. Những gì các bị cáo trình bày và những gì VKS đưa ra sẽ được HĐXX xem xét. Về động cơ vụ lợi ở đây được hiểu là ông Dũng vì động cơ muốn cứu MHBS nên thực hiện việc chuyển tiền. Cuối cùng, HĐXX cho rằng không có căn cứ chấp nhận quan điểm của các LS…
Mới đây ông Dũng đã có bản kiến nghị dài 13 trang gửi VKSND và TAND Cấp cao tại TP.HCM  mong được xem xét khách quan toàn diện vụ án trên cơ sở đánh giá đúng người, đúng tội, tránh oan sai.
Nội dung vụ án

Theo hồ sơ, ông Dũng được bổ nhiệm chủ tịch HĐQT MHB, ông Nguyễn Phước Hòa là tổng giám đốc. Cuối năm 2006, ông Dũng giữ thêm chức chủ tịch HĐQT MHBS. Từ năm 2011 đến 2014, ông Dũng góp vốn 13,8 tỉ đồng tại MHBS (chiếm 8,12% vốn điều lệ), ông Hòa góp 2,7 tỉ đồng. Hai ông này đã thông qua việc họp Hội đồng ALCO cho phép sở giao dịch MHB chuyển gần 5.000 tỉ đồng cho MHBS với nội dung hợp tác đầu tư TPCP. Nhưng thực chất là chuyển vốn cho MHBS gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại các chi nhánh MHB và mua bán TPCP của chính MHB khiến MHB thiệt hại hơn 349 tỉ đồng. Xử sơ thẩm tòa đã tuyên phạt ông Dũng 13 năm tù, ông Hòa 10 năm tù và phạt tù các bị cáo khác. 

Vũ Mến (PL)

Có thể bạn quan tâm

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

"Nổ" là nhà báo để lừa đảo 550 triệuđồng

(GLO)- Công an huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đang tạm giữ đối tượng Trương Quang Hưng (SN 1952; thường trú tại phường 8, TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau; hiện ở tại làng Đê Gơl, xã Đak Djrăng, huyện Mang Yang) để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

1 cá nhân tự ý san ủi hơn 5 ha đất thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Chư Sê quản lý

(GLO)- Ngày 12-12, ông Đinh Mạnh Phong-Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Chư Sê cho biết: Ban đã có báo cáo gửi cơ quan chức năng về việc 1 cá nhân tự ý đào xới, san ủi đất thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị này ở 4 vị trí của tiểu khu 1049, xã Ayun, huyện Chư Sê với diện tích hơn 5 ha.