Cục Phòng-chống tệ nạn xã hội làm việc tại TP. Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 29-6, UBND thành phố Pleiku đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội). Tại buổi làm việc, đại diện UBND thành phố đã báo cáo với đoàn công tác tình hình thực hiện công tác phòng-chống mại dâm trong  6 tháng đầu năm 2017.
 

Ảnh: Thế Chiến
Ảnh: Thế Chiến

Theo báo cáo, TP. Pleiku có hơn 220 ngàn dân, được chia làm 14 phường và 9 xã, với 254 thôn làng, tổ dân phố. Thời gian qua, các mô hình thử nghiệm phòng-chống mại dâm tại phường Ia Kring và phường Thống Nhất đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, tệ nạn ma túy, mại dâm trá hình tại các điểm kinh doanh lưu trú, karaoke, nhà hàng, tiệm massage và quán cắt tóc có chiều hướng gia tăng và phức tạp. Toàn thành phố có 1.112 cơ sở lưu trú; 57 quán karaoke và vũ trường; 247 quán cà phê, cắt tóc, nhà hàng và cơ sở thư giãn khác với tổng số tiếp viên, nhân viên hơn 700 người, trong đó có 480 người là lao động nữ giới. Trong 6 tháng đầu năm 2017, thành phố đã tổ chức 3 đợt kiểm tra, nhắc nhở và xử lý 6 cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Thời gian qua, ngành chức năng của TP.Pleiku đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, trong đó có tội phạm ma túy và mại dâm. Tổ chức ký cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội cho 1.416 cở sở. Tuy nhiên, lực lượng đấu tranh phòng-chống còn mỏng, vật chất, phương tiện, kinh phí còn hạn chế. Công tác giám sát các cơ sở sau vi phạm chưa chặt chẽ. Hoạt động của đội liên ngành 178 hai cấp còn nhiều hạn chế.

Đại diện Cục Phòng-chống tệ nạn xã hội đã đánh giá cao những kết quả đạt được của chính quyền địa phương. Trên cơ sở nắm bắt tình hình phòng-chống mại dâm, ma túy và nạn mua bán người tại các địa phương, Cục sẽ có văn bản đề xuất Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Chính phủ bổ sung, sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành để công tác phòng-chống mại dâm ma túy trong thời gian tới được tốt hơn.

Thế Chiến

Có thể bạn quan tâm

Các chiến sĩ Lữ đoàn Pháo phòng không 234 trong giờ đọc báo. Ảnh: đơn vị cung cấp.

Lữ đoàn Pháo phòng không 234 chú trọng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

(GLO)- Những năm gần đây, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại Lữ đoàn Pháo phòng không 234 (Quân đoàn 34) đã có bước chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao nhận thức, xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội trong cán bộ, chiến sĩ.

Hồi hương trong tình người và hy vọng

Hồi hương trong tình người và hy vọng

(GLO)- Khi mùa khô năm 2024 vừa chớm, ở buôn Ia Rnho (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) có một người lặng lẽ rời đi. Đó là Nay Tri-người từng vướng vào vụ phá rừng, luôn sống trong nỗi lo sợ bị pháp luật trừng trị.

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh: Xứng đáng với truyền thống đơn vị anh hùng

(GLO)- Trải qua 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với truyền thống đơn vị được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

50 học viên tham gia bồi dưỡng kiến thức dân tộc

50 học viên tham gia bồi dưỡng kiến thức dân tộc

(GLO)- Sáng 9-6, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2025. Tham gia lớp bồi dưỡng có 50 học viên là cán bộ, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

null