Cục Bảo vệ thực vật tập huấn về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng 22-12, tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai), Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao nhận thức về các rào cản kỹ thuật, đặc biệt là mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật vào thị trường Trung Quốc”.

Tham gia lớp tập huấn có 60 học viên là cán bộ, công chức đại diện các cơ quan chuyên môn về bảo vệ thực vật và các tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất khẩu nông sản của 16 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ.

 Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại lớp tập huấn. Ảnh: Lê Nam
Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Gia Lai phát biểu tại lớp tập huấn. Ảnh: Lê Nam


Theo Cục Bảo vệ thực vật, thị trường nhập khẩu trái cây hiện nay đòi hỏi cao hơn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và nguồn gốc sản phẩm. Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói không những giúp truy xuất nguồn gốc mà còn gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu...

Do đó, từ ngày 22 đến ngày 24-12, tại lớp tập huấn, các học viên sẽ được đại diện Cục Bảo vệ thực vật truyền đạt các kiến thức về quy định nhập khẩu chung của các thị trường; các tiêu chuẩn quốc tế về biện pháp kiểm dịch thực vật; các yêu cầu chung về thiết lập giám sát vùng trồng và cơ sở đóng gói; tình hình cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói; chia sẻ kinh nghiệm quản lý vùng trồng xuất khẩu đi các thị trường khó tính như: Mỹ, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU; các quy định nhập khẩu chung của các thị trường... Ngoài ra, các học viên được đi thực tế vùng trồng và tham qua một số cơ sở đóng gói trên địa bàn tỉnh.

Ông Đoàn Ngọc Có-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT-cho biết: Tỉnh Gia Lai đã và đang phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp chế biến, tạo được nhiều sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện tỉnh đã có 23 mã số vùng trồng và 3 cơ sở đóng gói trái cây tươi xuất khẩu; có 234 hợp tác xã nông nghiệp và khoảng 44.100 ha cây trồng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, 4C, Organic, Rainforest Alliance; hình thành được các liên kết theo chuỗi giá trị gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên diện tích 142.800 ha...

Do đó, việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là rất cần thiết để nông sản Gia Lai cũng như của các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung xâm nhập được vào thị trường các nước trên thế giới.
 

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.