"Cột mốc sống" trên biên giới Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhất là đối với những gia đình có đất sản xuất gần khu vực đường biên, cột mốc. Nhờ đó, mỗi người dân trở thành “cột mốc sống” trên khu vực biên giới.
Cùng dân lên rẫy
Cùng với việc tăng cường tuần tra, kiểm soát, chốt chặn dọc tuyến biên giới được giao quản lý để thực hiện “nhiệm vụ kép”, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) còn tranh thủ thời gian giúp người dân thu hoạch lúa rẫy. Bà Siu Kioh (làng Bi, xã Ia O) không giấu được niềm vui: “Gia đình mình có 5 sào lúa rẫy, hàng năm cứ đến vụ thu hoạch, vợ chồng mình mang theo gạo, thức ăn, quần áo... lên ở trên rẫy đến khi nào tuốt xong lúa mới về. Năm nay có Bộ đội Biên phòng đến giúp nên thu hoạch nhanh lắm, chắc 1 ngày là xong rồi chở lúa về nhà luôn”.
Trong lúc giúp dân, cán bộ, chiến sĩ còn tranh thủ trò chuyện để nắm bắt thêm tình hình đời sống, sản xuất, tâm tư, nguyện vọng của bà con. Qua mỗi câu chuyện, các anh khéo léo lồng ghép tuyên truyền một số nội dung Nghị định số 34/2014/NĐ-CP về khu vực biên giới đất liền, Chỉ thị số 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới. 
Bộ đội Biên phòng Đồn Ia O vừa gặt lúa giúp gia đình bà Siu Kioh (làng Bi) vừa tranh thủ tuyên truyền, vận động. Ảnh: Phương Dung
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) vừa gặt lúa giúp gia đình bà Siu Kioh (làng Bi, xã Ia O) vừa tranh thủ tuyên truyền, vận động. Ảnh: Phương Dung

Xã Ia O có 78 hộ dân có đất sản xuất gần khu vực đường biên, cột mốc, tập trung chủ yếu ở 2 làng Kloong và Bi. Ông Ksor Chung-Trưởng thôn Kloong-thông tin: Làng có 30 hộ dân sản xuất gần khu vực đường biên, cột mốc. Những năm qua, bà con luôn đoàn kết, nêu cao tinh thần cảnh giác và nhắc nhở nhau giữ gìn, bảo vệ khu vực đường biên, mốc giới. 
Theo Trưởng thôn Kloong, đất sản xuất của người dân nằm ở vùng trũng, gần bờ sông và nhà máy thủy điện nên ông cùng với Bộ đội Biên phòng thường xuyên nhắc nhở bà con phải luôn cẩn trọng, nhất là vào mùa mưa lũ. “Bà con cũng hạn chế ngủ lại chòi rẫy, đa phần đều đi về trong ngày. Một số gia đình có mối quan hệ thân tộc với người dân bên Campuchia cũng chấp hành đúng quy định khi qua lại thăm thân”-ông Chung cho biết. 
Tuyên truyền để nâng cao nhận thức
Theo thống kê của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, trên khu vực biên giới của tỉnh hiện có 448 hộ canh tác nương rẫy gần khu vực đường biên, cột mốc. Xã Ia Nan (huyện Đức Cơ) có số hộ dân canh tác gần khu vực đường biên, cột mốc nhiều nhất với 161 hộ. Để nâng cao nhận thức cho người dân nói chung, người dân canh tác gần khu vực đường biên, cột mốc nói riêng, những năm qua, Đồn Biên phòng Ia Nan đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương làm tốt công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức.
Đại úy Phan Trung Tình-Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia Nan-cho biết: Qua các buổi họp làng và sinh hoạt chi bộ, đơn vị đều phối hợp tuyên truyền, giải đáp những thắc mắc của người dân liên quan đến biên giới. Đơn vị cũng cấp phát tờ rơi và phối hợp tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh cơ sở; đồng thời phát huy vai trò của các già làng, trưởng thôn, người uy tín để tuyên truyền, vận động người dân không cơi nới, mở rộng diện tích đất sản xuất ra sát đường biên hiện quản, cam kết không trồng mới hoa màu sát biên giới.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) giúp người dân thu hoạch lúa. Ảnh: Phương Dung
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) giúp người dân thu hoạch lúa. Ảnh: Phương Dung
Trao đổi thêm về vấn đề này, Đại úy Nguyễn Viết Hoàn-Chính trị viên phó Đồn Biên phòng Ia O-nhấn mạnh: Ngoài tuyên truyền trực tiếp trên nương rẫy qua các đợt tuần tra, kiểm soát và qua các buổi lao động giúp dân, đơn vị còn phối hợp với các ban ngành, đoàn thể “đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Đồng thời, đơn vị tham mưu giúp chính quyền địa phương duy trì và phát huy có hiệu quả các tổ tự quản an ninh trật tự thôn, làng; tổ tự quản đường biên, cột mốc; tổ tự quản trong đồng bào theo đạo... Nhờ đó, nhận thức của người dân từng bước nâng cao, chung sức cùng với Bộ đội Biên phòng trong quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia. 
Đến nay, 448 hộ có nương rẫy gần khu vực đường biên, cột mốc đều ký cam kết thực hiện phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới; nhiều hộ trở thành thành viên nòng cốt trong các tổ tự quản đường biên, cột mốc.
PHƯƠNG DUNG

Có thể bạn quan tâm

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

Đồn Biên phòng Ia O "thực túc, binh cường"

(GLO)- Đồn Biên phòng Ia O (huyện Ia Grai) được đánh giá là một những điển hình về tăng gia sản xuất trong lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh. Nhờ tăng gia sản xuất hiệu quả, đơn vị đã nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày cho bộ đội, đảm bảo quân số khỏe phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.
An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

An Khê xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện

(GLO)- Thời gian qua, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) thị xã An Khê chủ động tham mưu giúp Thị ủy, UBND thị xã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương và làm tốt công tác dân vận, xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

Tuyển chọn công dân nhập ngũ: Công khai, minh bạch từ cơ sở

(GLO)- Theo kế hoạch, năm 2023, toàn tỉnh sẽ giao 2.650 công dân cho các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Để thực hiện tốt nhiệm vụ, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) các cấp đã triển khai chặt chẽ các khâu, các bước, nhất là khám sức khỏe với phương châm “tuyển người nào chắc người đó“.
Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

Pleiku tổng kết 10 năm thực hiện "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"

(GLO)- Ngày 29-11, Thành ủy Pleiku tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới“. Đồng chí Trịnh Duy Thuân-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố cùng các đồng chí Thường trực Thành ủy Pleiku đồng chủ trì hội nghị.