Cộng đồng bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Di sản văn hóa là tài sản do các thế hệ trước truyền lại cho các thế hệ tiếp nối, tồn tại dưới 2 hình thức: di sản văn hóa (DSVH) vật thể và DSVH phi vật thể. Dù tồn tại dưới hình thức nào thì DSVH cũng được gìn giữ, trao truyền giữa các thế hệ trong cộng đồng và đều thuộc về cộng đồng. Do đó, thái độ ứng xử của cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy giá trị của DSVH. 
Gia Lai được biết đến là vùng đất còn lưu giữ nhiều loại hình DSVH. Sự đa dạng và phong phú về DSVH được biểu hiện qua nhiều loại hình khác nhau như: kho tàng văn học truyền miệng, nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật cồng chiêng, hệ thống lễ hội, công trình kiến trúc, tổ chức làng xã, ẩm thực truyền thống và cả hệ thống di tích, di vật tồn tại từ xưa đến nay cũng như các tập tục, quan niệm và lối sống sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Tất cả mang dấu ấn đặc trưng về một vùng “văn hóa núi” với lối tư duy hiện thực huyền ảo, mọi thứ đều được con người quy về cái tự nhiên và ẩn chứa trong nó cái hồn (Yàng/thần) mang tính nhân văn sâu sắc. Việc ứnng xử của cộng đồng các dân tộc ở Gia Lai đối với DSVH được biểu hiện dưới nhiều phương diện.
Trước hết, với tư cách là chủ thể di sản, cộng đồng là chủ thể tạo ra các DSVH và trao truyền di sản đó qua các thế hệ. Di sản văn hóa không tồn tại một cách độc lập mà do con người tạo ra. Do đó chỉ khi di sản được thực hành và trao truyền thường xuyên thì mới được bảo vệ và phát huy có hiệu quả. Sự phong phú về thành phần dân tộc dẫn đến sự đa dạng về văn hóa. Gia Lai tồn tại các hệ giá trị văn hóa của cộng đồng dân cư tại chỗ và văn hóa của cộng đồng cư dân đến định cư. Ở mỗi cộng đồng nhất định, họ có cách gìn giữ, trao truyền và thực hành di sản nhằm tạo ra những đặc trưng riêng. Do đó, khi chủ thể văn hóa nhận thức được vai trò của DSVH đối với sự phát triển kinh tế-xã hội thì cộng đồng sẽ tích cực giữ gìn và phát huy giá trị DSVH. Ngược lại, khi cộng đồng chưa nhận thức đúng đắn về vai trò của DSVH thì ắt sẽ có những biểu hiện tiêu cực xảy ra. Vì vậy, cộng đồng cần được nâng cao nhận thức về DSVH mình đang nắm giữ, họ cần nhận thức rõ vai trò chủ thể, không nên chỉ thụ động cung cấp thông tin cho những nhà nghiên cứu mà cần tham gia thảo luận, xây dựng các biện pháp để bảo vệ và phát huy di sản.
Cồng chiêng Tây Nguyên. Ảnh: Võ Đình Khoa
Cồng chiêng Tây Nguyên. Ảnh: Võ Đình Khoa
Cộng đồng là chủ thể thực hành di sản. Một DSVH muốn tồn tại thì phải được thực hành và phải có người thực hành di sản, tức là phải có môi trường để di sản tồn tại và phát huy. Do đó, người thực hành di sản phải hiểu và nắm rõ giá trị của di sản. Nhiều nhà nghiên cứu có chung nhận định là người thực hành di sản giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
Trong điều kiện kinh tế-xã hội phát triển như hiện nay, không phải lúc nào người ta cũng giải quyết một cách hài hòa giữa bảo tồn di sản với phát triển kinh tế-xã hội. Và khi có xung đột xảy ra, người thực hành di sản gặp nhiều khó khăn. Vì thế, để di sản tồn tại và phát huy giá trị một cách hiệu quả, chúng ta cần quan tâm, giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Trong đó, tập trung phát triển du lịch cộng đồng, quan tâm đến đời sống kinh tế-xã hội của người thực hành di sản, bởi đó là yếu tố quyết định duy trì sức sống của di sản.
Cộng đồng thực hành, sáng tạo ra các DSVH, đồng thời cũng hưởng thụ các giá trị văn hóa do mình sáng tạo ra hoặc thông qua giao lưu văn hóa với các cộng đồng khác nên cộng đồng hiểu rất rõ tính chất và đặc thù của di sản mình đang nắm giữ. Do đó, họ sẽ cùng nhau vun đắp, giữ gìn giá trị của di sản và phát huy năng lực của mỗi cá nhân trong cộng đồng, thúc đẩy sự gắn kết của cộng đồng.
Có thể nói, dù ở phương diện nào, cộng đồng đều giữ vai trò rất quan trọng và quyết định sự tồn và các hình thức phát huy giá trị của di sản. Do đó, thái độ ứng xử của cộng đồng dù ít dù nhiều đều có những tác động nhất định đến di sản. Thực tế cho thấy, hoạt động bảo tồn sẽ không đạt kết quả cao nếu không xem cộng đồng gắn liền với di sản cũng như những ứng xử của cộng đồng đối với di sản là đối tượng cần bảo tồn và sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, tổ chức xã hội liên quan.
XUÂN TOẢN

Có thể bạn quan tâm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

'Bảo hiểm' cho di sản

'Bảo hiểm' cho di sản

Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.