Con đường đến trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Còn nhớ như in ngày đầu đi học, mẹ dắt tôi đi bộ quãng đường gần 4 cây số mới đến được trường. Đến nơi, sau khi khai xong tên tuổi, nơi ở của tôi và gia đình để cô giáo vào sổ, mẹ kéo tôi đến trước mặt cô và nói: “Đây, em giao cháu cho cô giáo, cháu không nghe lời cô cứ phạt nghiêm nhé!”. Rồi mẹ đi về, để lại tôi với các bạn quen có, lạ có.
Cảm giác bỡ ngỡ, sợ sệt dần qua đi khi hàng ngày cô không những là người dạy tôi từng con chữ mà còn là người dìu dắt tôi qua những chập chững đầu tiên để làm quen với trường lớp. Đến cả cách vệ sinh tay chân, quần áo, đầu tóc chúng tôi cũng được cô chỉ bảo tỉ mẩn từng chút... Thế rồi tôi nghĩ “Cô giáo khác gì mẹ mình đâu mà phải sợ!”.
 Minh họa: HUYỀN TRANG
Minh họa: HUYỀN TRANG
Những buổi trưa tan học, chúng tôi dắt nhau đi bộ về nhà, khác với trẻ em bây giờ, mỗi sáng-trưa-chiều, dù gần dù xa cũng được ba mẹ đón đưa. Trẻ em nông thôn lớn lên chút nữa thì cũng đủ các loại phương tiện như xe đạp, xe đạp điện để đi học nên có lẽ con đường đến trường của chúng ngắn hơn và ít thú vị hơn so với chúng tôi ngày ấy. Những chùm hoa, quả ngũ sắc bên đường là món quà vặt tuyệt vời nhất với lũ trẻ chúng tôi. Và đó cũng chính là thủ phạm khiến đứa nào lỡ ăn nhiều quá phải bỏ cơm, bỏ khoai trong bữa trưa, bởi vị chan chát của quả ngũ sắc còn đọng lại trên lưỡi làm ta mất cảm giác ngon khi ăn thứ khác. Con đường về nhà của tôi bao giờ cũng đủ sắc màu, tiếng cười rộn rã, có khi phải mất hết cả tiếng đồng hồ, cũng bởi thú ham chơi của con trẻ. Những ngày không kiếm được ngũ sắc, dủ dẻ để ăn thì chúng tôi lại bày trò chơi. Hễ ngày đó đến lớp được cô giáo dạy chữ gì, số gì hay cách mặc áo, chào người lớn ra sao… thì trên đường về chúng tôi lại diễn y như thế, một bạn làm cô giáo, những bạn còn lại là học sinh, vừa đi vừa chơi trò lớp học. Giờ nghĩ lại thấy đó cũng là cách ôn bài hay. Có hôm không chơi trò cô giáo, chúng tôi tinh nghịch véo mẩu nhựa đường sót lại trong phuy của mấy cô chú làm đường, vê lại thành bi để chơi.
Con đường đến trường của tôi không chỉ thú vị bởi trò chơi, tiếng cười con trẻ hay sắc màu của những chú bướm, những bông ngũ sắc mà còn đong đầy kỷ niệm về tình thầy trò thiêng liêng. Còn nhớ buổi học hôm ấy, tôi bị ốm do giờ ra chơi chạy nhảy nghịch ngợm dưới nắng. Cô chủ nhiệm sốt sắng chườm mát, lau người hạ sốt cho tôi. Cô còn mua cho tôi hộp sữa (đó chính là lần đầu tiên trong đời tôi được uống sữa tươi!). Không có điện thoại như bây giờ để gọi phụ huynh, cô chở tôi trên chiếc xe đạp sờn cũ mà mỗi ngày cô dùng để đi hơn mười cây số đến lớp. Những đoạn dốc và ngược chiều gió cô chẳng thể nào đạp nổi, ấy thế mà cô không để tôi xuống đi bộ. Cô xuống xe dắt, cứ thế cô trò chúng tôi vượt qua hết đoạn dốc này đến đoạn dốc khác về nhà. Vạt áo cô ướt đẫm mồ hôi.
Vì lẽ đó, con đường đến trường mãi là kỷ niệm đẹp đẽ trong tôi...
PHÚC AN

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.