Mùa thơm trang sách mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chút gió se lạnh đang lượn lờ đâu đó cũng đủ dịch chuyển tháng 9 đang len lén ngó nghiêng dưới những tán lá xanh tươi. Dường như cánh cửa thời gian đang hé rộng đón thu sang. Thật nhẹ nhàng như không hề biết, thoáng lãng đãng như sương sớm nhưng cũng dễ cảm nhận. Một chút se se rồi sau đó là dịu mát chao ngang ban trưa, vời vợi mênh mang ban xế, lành lạnh mưa xuống khi chiều dần tắt. Đâu đó một cơn gió heo may, vài chiếc lá khẽ rơi chạm vào vai áo. Tín hiệu trỏ lối ấy người bình thường sẽ ít khi để ý, nhưng cô là một nhà giáo và cô biết khi mùa sang, lễ khai giảng sắp đến cũng là lúc mùa thơm những trang sách mới.
Từ sáng sớm, khi thành phố còn chìm trong biển mây mù của những đợt mưa vương vương, gió nhuốm lạnh, len lỏi vào tận góc nhỏ của căn phòng, cô đã giật mình trở dậy trong tâm trạng háo hức đợi chờ. Sân trường ướt lẹp nhẹp nhưng có một điều gì đó thật dịu dàng len nhẹ vào trái tim cô. Một năm học mới sắp đến, cảm xúc vẫn tươi mới khi được đứng trên bục giảng, trái tim ngân lên những nhịp đập để rồi từ đó gieo vào các em học sinh những điều tử tế và niềm hy vọng. Thêm một năm nữa, tuổi đời già hơn, tuổi nghề cũng chẳng còn trẻ nữa, nhưng đâu đó, niềm hân hoan rộn ràng vẫn luôn tươi mới trong cô cùng các đồng nghiệp.  
  Minh họa: Kim Hương
Minh họa: Kim Hương
Nếu kể ra thì có đến trăm ngàn lý do để mà yêu mà thương mà nhớ. Cô yêu cái không khí long trọng, trang nghiêm nhưng cũng đầy ấm áp thân thương của buổi tựu trường. Yêu tiếng trống khai trường vang từng tiếng tùng tùng đĩnh đạc, trầm hùng. Mến từng khuôn mặt đồng nghiệp đã bao lâu cùng chia những trăn trở với bài giảng để làm sao các em được làm quen với phương pháp học tập mới. Đương nhiên, nhớ nhất vẫn là những đứa học trò, những khuôn mặt trẻ thơ cũ có, mới có đang lũ lượt xếp hàng đùa vui, chuyện trò.
Nhìn toàn cảnh sân trường, căng ngực mà hít thở, thu trọn vào buồng phổi hương đất trời, hương hoa lá cỏ cây đang bàng bạc dưới những hàng cây long não. Còn nữa, gắng “thâu tóm” bằng mọi giác quan cái không khí rộn ràng, náo nức, hân hoan khi từng tốp học trò lũ lượt bước qua cổng trường đang mở toang hết cánh. Ban đầu còn lác đác. Sau đó càng lúc càng đông. Không khó để nhận ra những tốp học trò đầu cấp rụt rè bỡ ngỡ bên phong thái bạo dạn, tự tin của các anh chị đã nhiều năm quen trường quen lớp. Phía xa góc trước phòng Ban Giám hiệu là cảnh các đồng nghiệp gặp nhau tay bắt mặt mừng. Hôm nay trông ai cũng rạng rỡ, trẻ trung ra. Và cô thầm nhủ: “Sau cánh cửa trường luôn luôn là một thế giới diệu kỳ”. 
Đặc biệt, đây là năm đầu tiên các trường tổ chức “lễ khai giảng không bóng bay”. Đây sẽ là hành động khơi dậy ý thức và trách nhiệm của nhiều học sinh, trước hết là giữ gìn, bảo vệ môi trường ngay trong lớp học, trường học và nơi các em đang sinh sống, bằng những việc làm hết sức cụ thể, thiết thực mỗi ngày. “Đánh thức” cả những người lớn để từ đó trường học sẽ là môi trường thân thiện và phát triển bền vững. 
Cùng cảm xúc rộn ràng, xao xuyến của ngày khai trường, cô lại thầm cảm ơn, nghiêng mình trân trọng trước tấm lòng, nhiệt huyết của những thầy-cô giáo đang công tác ở vùng khó khăn. Sự cộng hưởng để vượt qua muôn vàn gian nan thử thách của cả thầy và trò ở những nơi này thật đáng trân trọng biết bao. Có rất nhiều câu chuyện xúc động về những buổi lễ khai giảng tận các điểm trường ở các thôn, làng trong thời tiết mưa gió, nhưng ở đó vẫn hào sảng vang lên bài Quốc ca giữa âm vang rừng núi. Hạnh phúc chỉ cần có thế. Nghề giáo chưa bao giờ hết cao quý và vẫn mãi là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý.
Thu sau, thu sau rồi thu sau sau nữa, mùa nối tiếp mùa, với cô, đó là mùa để bày tỏ yêu thương, mùa của tri ân, của những khởi đầu mới với những điều rất đỗi thân thương. Bất chợt, nhìn lá cờ đỏ tung bay giữa sân trường trong những ngày tháng chín, cô thấy nghèn nghẹn trong lồng ngực…
 NGUYỄN THỊ DIỄM

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

Thơ Đào An Duyên: Ghi ở Đền Hùng

(GLO)- 

Cảnh vật trên đỉnh Nghĩa Lĩnh cũ xưa như nghìn năm vẫn thế. Tác giả như lạc về nghìn xưa ấy và cảm nhận được bước luân chuyển vần vũ của thời gian. Vật đổi sao dời, chỉ có những buổi chiều nơi đây luôn mãi trong xanh…

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

Thơ Nguyễn Tấn Hỷ: Hoàng hôn

(GLO)- "Hoàng hôn" của nhà thơ Nguyễn Tấn Hỷ là tác phẩm nhiều cảm xúc trước bóng chiều hoàng hôn. Trong tia nắng le lói cuối ngày, những cánh chim mải miết tìm về tổ ấm, những đôi chân lam lũ mải miết về nhà...
Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

Gương mặt thơ: Hoàng Vũ Thuật

(GLO)- Hoàng Vũ Thuật thuộc thế hệ nhà thơ đàn anh của tôi, cùng lứa với các tài hoa như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Khắc Thạch, Thạch Quỳ... ở miền Trung. Dẫu lớn tuổi nhưng ông luôn có ý thức tìm tòi, cách tân thơ cả hình thức và nội dung.
Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Nắng

(GLO)- Nắng hòa cùng bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thành những gam màu khác nhau. Trong bài thơ mới của tác giả Nguyễn Ngọc Hưng, nắng được hóa thân thành "cô bé" với những tính cách nhí nhảnh, đáng yêu...
Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

Gương mặt thơ: Nguyễn Ngọc Tư

(GLO)- Tôi quen và chơi với Nguyễn Ngọc Tư đã mấy chục năm và cũng hết sức bất ngờ khi mới đây chị công bố... thơ, mà tới 2 tập liên tiếp và bán tơi tới. Thì cả nước đều biết Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn nổi tiếng, nhất là sau khi “Cánh đồng bất tận” xuất hiện.
Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

Thơ Lê Từ Hiển: Cỏ mây

(GLO)- "Cỏ mây" của nhà thơ Lê Từ Hiển như một khúc tự tình của hoa dại, của mây trời, thỏa sức sống đời thảnh thơi nơi triền sông, cô độc trong sự ngọt ngào, hồn nhiên, ngất ngưởng...
Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

Gương mặt thơ: Bùi Quang Thanh

(GLO)- Nhà thơ Bùi Quang Thanh quê Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, tuổi Canh Dần (1950). Năm 1971, ông là lính của Mặt trận Tây Nguyên, đã từng tham gia chiến dịch giải phóng Đăk Tô-Tân Cảnh 1972 và suýt nữa thì nằm lại giữa rừng “cánh Trung” vì sốt rét.