Con đỉa sống 3 tháng trong mũi người đàn ông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau khi vào khe suối, một người đàn ông ở Nghệ An bị con đỉa suối (còn gọi là tắc te) chui vào ký sinh trong mũi.
Con tắc te gắp ra khỏi mũi bệnh nhân
Con tắc te gắp ra khỏi mũi bệnh nhân
 
Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Tương Dương (Nghệ An) cho biết, các bác sĩ vừa gắp một con đỉa suối, sống ký sinh trong mũi của bệnh nhân.
Tháng 10/2018, anh Vi Văn Thái (trú tại xã Lưu Kiền) có đi vào khe suối. Sau 10 ngày, mũi trái của anh Thái bị chảy máu cam. Do chủ quan nên người này đã không đi khám.
Sáng nay, khi tình trạng chảy máu ngày càng nặng anh Thái mới đến Trung tâm Y tế huyện để kiểm tra.
Tại đây, các bác sĩ phát hiện có dị vật trong mũi của bệnh nhân. Sau khi tiến hành nội soi, bác sĩ gắp ra một con đỉa suối - tắc te dài khoảng 5cm, vẫn còn sống.
Theo các bác sĩ, tắc te thường sống trong môi trường nước, tại các khe suối. Khi người dân đi vào rừng, tắm hoặc uống nước suối rất dễ bị chúng chui vào mũi.
Ban đầu con tắc te rất nhỏ, chỉ bằng sợi tóc. Khi chui vào mũi chúng sống ký sinh bằng cách hút máu và to dần lên như con đỉa bình thường.
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân không nên uống nước tại các khe, suối; không bơi lội trong những môi trường nước không an toàn để tránh tắc te, đỉa chui vào người.
Phạm Tâm - Quốc Huy (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Thảo dược trị cảm cúm

Thảo dược trị cảm cúm

Trong y học cổ truyền, nhiều loại thảo dược có tính ấm, giúp kháng khuẩn, kháng vi rút, và tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị cảm cúm. Dưới đây là một số thảo dược phổ biến và cách sử dụng.

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

Gia Lai: Liên tiếp tử vong do bệnh dại, người dân lo ngại ổ dịch chó dại trong cộng đồng

(GLO)- Chỉ từ tháng 12-2024 đến nay, tỉnh Gia Lai đã ghi nhận 5 ca tử vong do bệnh dại. Số lượt người đến tiêm phòng vắc xin dại cũng tăng cao do người dân lo ngại ổ dịch chó dại đã và đang tồn tại trong cộng đồng, vì vậy, chủ động tiêm phòng vắc xin dại khi chẳng may bị chó mèo cào, cắn.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.