Có một An Khê lung linh trong nhạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2003, An Khê (tỉnh Gia Lai) tổ chức một sự kiện văn hóa khá “đình đám” với việc mời 10 nhạc sĩ nổi tiếng trong cả nước tham gia một đợt thực tế sáng tác trước khi địa phương này lên thị xã. 18 năm sau “đơn đặt hàng” đặc biệt này, có 2 nhạc phẩm vẫn mãi ghi dấu trong lòng người yêu văn nghệ. Đó là ca khúc “Bên dòng sông Ba” của nhạc sĩ Ngọc Tường và “Phố núi” của nhạc sĩ Trần Tiến.   
1. Trò chuyện cùng chúng tôi, nhạc sĩ Ngọc Tường nhớ lại: Năm đó, các nhạc sĩ được mời về An Khê thực tế sáng tác chủ yếu là những tên tuổi lớn của làng âm nhạc Việt Nam như: Văn Ký, Tố Hải, Văn Chừng, Ánh Dương, Nguyễn Cường…; chỉ mình ông là người ở Gia Lai và ít tuổi nhất.
Chiều tối, vừa xuống tới nơi, các nhạc sĩ được đưa đến thăm đầu đèo An Khê, những ngày sau tiếp tục thăm thú các điểm đến nổi bật, đặc biệt là quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo… để tìm kiếm cảm hứng sáng tác. Nhạc sĩ Ngọc Tường hóm hỉnh kể tiếp: “Đâu chừng 3-4 đêm sau, anh Nguyễn Cường gặp tôi liền cao hứng đọc 2 câu trong bài hát anh vừa sáng tác: “Ngọn gió đi qua nơi đây, nghe Ngô Mây về hát bài chòi/Ngọn gió đi qua nơi đây, lên non cao tìm Anh hùng Núp”. Tôi nói, anh viết về gió, em cũng viết về gió đầu đèo. Thôi em hát anh nghe luôn chứ để anh nói em “chôm” cái tứ của anh: “Gió đi qua đỉnh đèo An Khê, mang theo hương Biển Đông/Trống chiêng ngân lưng đèo Mang Yang, xôn xao đêm nhà rông…”.
Từ 2 câu đầu rất gợi, rất thơ ấy, nhạc sĩ Ngọc Tường đã viết tiếp những dòng thật đẹp, xôn xao nét nhạc về vùng đất nằm giữa 2 đèo mây: “Sóng nước biếc dọc dài sông Ba/An Khê mênh mang mưa ngàn gió biển/Hai đèo mây soi chung dòng nước…”. Ca khúc ấy đã được khá nhiều ca sĩ thể hiện và cũng được không ít thí sinh chọn biểu diễn tại các cuộc thi. 
Sau đợt thực tế sáng tác kể trên, nhạc sĩ nào cũng có một tác phẩm gửi về Ban tổ chức. Nhạc sĩ Văn Ký có “Ngày về An Khê”, Văn Chừng với “An Khê-miền quê mãi nhớ”, Nguyễn Cường có “Ngọn gió qua nơi đây”… Nói về sức sống trong tác phẩm của mình, nhạc sĩ Ngọc Tường khiêm tốn: “Cùng viết về gió đỉnh đèo nhưng tôi và anh Nguyễn Cường mỗi người phát triển ca khúc theo một cách khác nhau. Bài hát của tôi “sống” được đến giờ chắc cũng do duyên số”.  
Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên
Đèo An Khê. Ảnh: Phan Nguyên
2. Nếu không được nghe kể tường tận, nhiều người hẳn không tin rằng ca khúc “Phố núi” được sáng tác theo “đơn đặt hàng”. Sau gần 20 năm, ca khúc vẫn làm lay động cảm xúc ngay khi câu đầu được cất lên: “Thung lũng buồn trong mờ sương, nhà tôi chênh vênh trên đèo mây/Phố núi nghèo như bàn tay, nhà bên kia vẫy nhà bên này…”.
Về câu chuyện “Phố núi” được sáng tác như thế nào, ông Trịnh Duy Côn (104 Hùng Vương, TP. Pleiku) là người nắm rõ nhất. Ông Côn chuyên kinh doanh âm nhạc, là một trong những người bạn của nhạc sĩ Trần Tiến tại Pleiku.
Bên bàn trà sáng, ông Côn hồi tưởng: Hôm đó, từ An Khê về lại Pleiku, nhạc sĩ Trần Tiến than “bí” vì chưa tìm ra cảm hứng để hoàn thiện tác phẩm dù đã là hạn cuối. Vậy là cả 2 rủ nhau đi… nhậu ở quán lẩu Văn Chừng trên đường Thống Nhất (TP. Pleiku). Nhấp vài ly rượu, từ trên căn gác, nhạc sĩ Trần Tiến trầm ngâm nhìn ra con dốc nhỏ thấp thoáng trong làn sương rất mỏng và chợt vỗ đùi, rồi lập tức lấy bản thảo trong túi ra.
Chỉ trong chốc lát, tác phẩm đã được hoàn thiện với những cảm xúc vô cùng chân thật, cuốn hút, chẳng chút gượng ép. Ở đó, An Khê hiện ra thật ngỡ ngàng, mềm mại và đầy chất thơ: “Thung lũng buồn bên nhà rông, người thiếu nữ vú cao môi hồng/Tà váy rộng gió thổi tung, bắp chân trần như chớp đêm giông…”. Chưa hết, đó còn là: “Phố núi nghèo bên dòng sông, ghềnh đá trắng dấu xưa oai hùng/Tráng sĩ nghèo áo vải nâu, đèo An Khê cưỡi voi chập chùng/Thung lũng xanh, những giai nhân và những anh hùng…”.
Bằng chất nhạc man mác rất Trần Tiến cùng những hình ảnh quá đỗi đặc trưng, nhạc sĩ tài hoa ấy đã giúp ta ngay lập tức nhận ra: Đó chỉ có thể là An Khê chứ không thể là vùng đất nào khác! Chính từ ca khúc này mà An Khê thường được mệnh danh là vùng đất của “những giai nhân và những anh hùng”.
Những ngày đông lạnh này, bên ly cà phê thật ấm, càng nghe đến những câu cuối của ca khúc, ta càng hiểu, càng thấm vẻ đẹp và cốt cách của một vùng đất: “Thung lũng buồn chuông chiều rung, choàng cho em thêm khăn lạnh ấm/Phố núi nghèo ly rượu say, còn liêu xiêu tiễn bạn cuối đèo…”.
PHƯƠNG DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.