Có gì trong các gói hạt giống bí ẩn gửi từ Trung Quốc?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong số những hạt giống đã được xác định, có 14 loại cây khác nhau gồm những loại thông thường như dâm bụt, bìm bìm và oải hương. Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo người dân không nên đem chúng đi trồng.

Nhà chức trách tại nhiều nước gồm Mỹ, Canada, Úc, Anh và Nhật Bản đã ghi nhận những vụ người dân nhận các gói hạt giống bí ẩn - Ảnh: New York Times/Bộ Nông nghiệp Mỹ
Nhà chức trách tại nhiều nước gồm Mỹ, Canada, Úc, Anh và Nhật Bản đã ghi nhận những vụ người dân nhận các gói hạt giống bí ẩn - Ảnh: New York Times/Bộ Nông nghiệp Mỹ


Báo New York Times (Mỹ) ngày 2-8 đưa tin một cơ quan liên bang của Mỹ thông báo đã xác định được 14 loại cây từ các gói hạt giống bí ẩn được cho là gửi từ Trung Quốc.

Cụ thể, theo Sở Kiểm tra sức khỏe động thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, những hạt giống trên gồm "các loài để trang trí, trái cây và rau, thảo mộc và cỏ dại".

Trong số những loài được xác định đến nay có: cải bắp, cây dâm bụt, cây oải hương, bạc hà, bìm bìm, mù tạc, hoa hồng, cây hương thảo và cây xô thơm (sage).

"Đây chỉ là một tập hợp nhỏ gồm những mẫu chúng tôi đã thu thập cho đến nay" - Osama El-Lissy, phó quản lý bộ phận kiểm dịch và bảo vệ thực vật thuộc Sở Kiểm tra sức khỏe động thực vật của Bộ Nông nghiệp Mỹ, cho biết.

Hồi tháng 7, người dân tại hơn 20 bang của Mỹ cho biết họ đã nhận được những gói hàng lạ chứa các hạt giống bí ẩn mà trước đó họ không hề đặt. Phần lớn được đóng dấu bưu điện từ Trung Quốc, với chữ Trung Quốc bên trên các nhãn dán. Tất cả 50 bang của Mỹ đã phát cảnh báo về những gói hạt giống bí ẩn này.

Theo Đài NHK, người dân tại Nhật Bản cũng nhận những gói hàng chứa hạt giống "rõ ràng được gửi từ Trung Quốc". Các quan chức kiểm dịch thực vật của nước này đã mở các cuộc điều tra. Nhà chức trách ở Canada, Anh và Úc cũng ghi nhận các vụ tương tự.

Art Gover, một nhà nghiên cứu thực vật tại Đại học Bang Pennsylvania, nói rằng những người dân nhận được các gói hàng như trên không nên đem chúng đi trồng. Ông cảnh báo những hạt giống này có thể mang lại rắc rối vì chúng có thể gây ra mầm bệnh.

Còn giáo sư sinh vật học Lisa Delissio tại bang Massachusetts nói rằng nếu bất kỳ hạt giống nào hóa ra là các loài ngoại lai xâm hại, chúng có thể thay thế các loài cây địa phương, tranh giành nguồn tài nguyên và gây hại cho môi trường, nông nghiệp hay sức khỏe con người.

Giáo sư Bernd Blossey tại Đại học Cornell (New York) cho biết ông đã nhận được vài cuộc gọi từ những người nhận những gói hàng trên. Ông đưa ra lời khuyên:

"Rõ ràng việc trồng cây hương thảo hay cỏ xạ hương trong vườn nhà bạn không phải là điều gây nguy hiểm cho môi trường, nhưng có thể còn những thứ khác bên trong đó mà vẫn chưa được xác định.

Bất kỳ lúc nào bạn nhận được thứ gì đó lạ, lời khuyên của tôi là đốt bỏ, thậm chí đừng quăng vào các đống rác. Ai mà biết được ai đứng sau những gói hàng đó và có gì đằng sau điều đó. Tôi nghĩ có thể còn nhiều thứ xung quanh câu chuyện này".

Theo BÌNH AN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Chư Păh đầu tư xây dựng nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

(GLO)- Sau 5 năm triển khai Đề án số 02-ĐA/HU của Huyện ủy về phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hiệu quả kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

Các hộ dân tham quan mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97 tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Ánh (buôn Chính Hòa, xã Ia Mlah). Ảnh: Hữu Minh

Giống lúa TBR97 tại xã Ia Mlah ước đạt năng suất 80 tạ/ha

(GLO)- Sáng 26-4, tại xã Ia Mlah (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Công ty TNHH ThaiBinh Seed-Miền Trung Tây Nguyên (trực thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed) tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng cao TBR97.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Bộ Nông nghiệp và Môi trường hỗ trợ Lâm Đồng kiểm soát chất lượng sầu riêng xuất khẩu

Căn cứ văn bản đề nghị của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc hỗ trợ địa phương kiểm soát chất lượng sản phẩm sầu riêng phục vụ xuất khẩu niên vụ năm 2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp triển khai hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng.