Cô gái Jrai tâm huyết với bóng đá phủi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Lâu nay, mọi người thường chỉ biết đến các “ông bầu” trong bóng đá. Bởi vậy, chuyện “bà bầu” Su Bi (SN 1993, làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) xây dựng đội bóng đá phong trào hay tài trợ cho các nữ cầu thủ khiến không ít người ngạc nhiên, khâm phục.
Chị Su Bi (hàng đứng, thứ 5 từ trái sang) tài trợ cho đội bóng đá nữ Link Coffee thi đấu tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Anh Dũng

Chị Su Bi (hàng đứng, thứ 5 từ trái sang) tài trợ cho đội bóng đá nữ Link Coffee thi đấu tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Anh Dũng

Chị Su Bi lớn lên ở làng Brel (hiện đã sáp nhập với làng Sơr thành làng Ia Nueng). Người dân trong làng rất đam mê bóng đá, nhất là thanh niên, song lại không có mặt sân cỏ nhân tạo nên tận dụng những khoảnh đất trống để chơi bóng. Đàn ông có thể đi xa đá bóng, còn với phụ nữ vướng bận chuyện con cái nên phải gác lại đam mê. Năm 2022, khi gia đình có ý định mở quán ăn uống tại làng thì chị Su Bi đề xuất ý tưởng xây dựng sân bóng. Được sự đồng thuận của gia đình, không lâu sau, sân bóng Ben Lin (đặt theo tên 2 cô con gái Su Ben và Su Lin) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Chiều 25-9, tại sân bóng Ben Lin, chị Su Bi đã tổ chức chương trình Trung thu yêu thương với hoạt động giao hữu bóng đá nữ và múa lân, phát quà cho hơn 400 thiếu nhi ở xã Biển Hồ.

“Khi tôi xây dựng sân bóng, nhiều người hoài nghi không biết nó có mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình hay không. Tôi không nghĩ nhiều đến vấn đề này vì nếu biết rõ làm cái gì nhiều tiền thì ai cũng giàu cả rồi. Tôi chỉ muốn dân làng có một sân bóng để từ thanh niên, phụ nữ cho đến trẻ em, ai cũng được thỏa thích vui chơi. Hiện nay, hầu hết phụ nữ, trẻ em trong làng tới chơi bóng miễn phí nhưng nhiều người tự nguyện góp một chút tiền nước”-chị Su Bi bộc bạch.

Để tạo cơ hội cho thanh niên trong làng có dịp giao lưu, cọ xát với các đội bóng khác, chị Su Bi đã đứng ra tổ chức các giải bóng đá quy tụ hàng chục đội bóng đến từ các làng Jrai, Bahnar trên địa bàn TP. Pleiku và các huyện: Ia Grai, Chư Păh, Đak Đoa… Sân bóng Ben Lin trở thành điểm đến thường xuyên của các “ngôi sao” phủi trong cả tỉnh. Mỗi trận đấu là một “bữa tiệc” đối với dân làng Ia Nueng, bởi họ có cơ hội thưởng thức những màn so tài hấp dẫn, kịch tính tại chính ngôi làng của mình.

Anh Ksor Thíu bày tỏ: “Mỗi khi tổ chức giải, chúng tôi lại tranh thủ ăn cơm sớm rồi ra sân xem bóng đá. Xem ở sân hấp dẫn hơn nhiều so với trên điện thoại. Hàng ngày, vào buổi tối thay vì tụ tập nhậu nhẹt, chúng tôi rủ nhau ra sân đá bóng. Chị em trong làng cũng có thời gian chơi bóng mà không phải đi xa. Từ ngày có sân bóng Ben Lin, làng đã có thể thành lập một đội bóng đá nữ để tham gia thi đấu rồi”.

Không chỉ xây dựng sân bóng, chị Su Bi còn thành lập đội bóng mang tên Ben Lin. Đây là đội bóng khá đặc biệt bởi tập hợp được nhiều thanh niên Jrai, Bahnar, Giẻ Triêng, Cơ Ho… không chỉ ở Gia Lai mà còn ở Kon Tum, Lâm Đồng. Dù là đội bóng trẻ nhưng Ben Lin FC đã dần tìm được chỗ đứng trong làng phủi Gia Lai bởi lối đá cống hiến. Chị chia sẻ: “Tôi không muốn bỏ tiền thuê ngôi sao để đá một giải rồi thôi như một số đội bóng khác mà muốn xây dựng một đội bóng từ những cầu thủ trẻ. Đội bóng của tôi hầu hết là các cầu thủ ở độ tuổi từ 17 đến 20, em lớn nhất mới 22 tuổi. Muốn các em về chơi cho đội bóng mình thì chắc chắn phải tốn một khoản chi phí đi lại, ăn ở, song quan trọng hơn cả là tình cảm, sự gắn bó, đoàn kết của toàn đội”.

Đầu tháng 9 vừa qua, chị Su Bi cũng đã tài trợ chi phí ăn ở và đồng hành cùng đội bóng nữ Link Coffee tham dự Giải Bóng đá nữ Kun Sport S2-2023 tại TP. Hồ Chí Minh. Ở giải đấu này, các cô gái Gia Lai đã đi đến trận chung kết và giành ngôi á quân. Theo chị Su Bi: “Bóng đá nữ luôn thiệt thòi hơn nam vì ít được quan tâm. Tôi là phụ nữ nên rất hiểu điều này. Khi nghe các em tâm sự muốn được trải nghiệm ở sân chơi lớn nên tôi quyết định tài trợ. Chi phí không hề nhỏ nhưng tôi rất vui vì đã tạo cơ hội cho các em được thử sức. Thời gian tới, tôi cũng sẽ tài trợ cho các em đi thi đấu ở Hà Nội khi có giải”.

Trò chuyện cùng P.V, anh Nguyễn Anh Dũng-Chủ nhiệm đội bóng nữ Link Coffee-cho hay: “Chúng tôi rất trân trọng tấm lòng của chị Su Bi. Chị là người đam mê bóng đá rất mãnh liệt. Ngay cả bản thân tôi gắn bó với bóng đá phong trào Gia Lai nhiều năm như vậy cũng nhận thấy còn không bằng chị. Tôi rất khâm phục chị vì điều đó”.

Có thể bạn quan tâm

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

“Chinh phục đỉnh Pờ Yầu”: Hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn

(GLO)- Sau 2 lần tổ chức, Giải Việt dã “Chinh phục đỉnh Pờ Yầu” đã tạo nên thương hiệu trong làng việt dã. Cuối tuần này, 550 vận động viên (VĐV) sẽ tiếp tục chinh phục cung đường lên đỉnh Pờ Yầu (làng Pờ Yầu, xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai). Giải chạy hứa hẹn những màn tranh tài hấp dẫn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

Krông Pa “ươm mầm” tài năng bóng chuyền

(GLO)- Từng là “cái nôi” của bóng chuyền dân tộc thiểu số nhưng sau đó, Krông Pa rơi vào khoảng trống về tài năng. Hiện nay, những người đam mê môn thể thao này vẫn âm thầm ươm tài năng trẻ với hy vọng vực dậy phong trào bóng chuyền nơi “chảo lửa”.

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

Đưa tinh hoa võ Việt vươn xa

(GLO)- Sau hơn 1 tuần tranh tài sôi nổi tại TP. Pleiku, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia lần thứ 33 đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ. Những đổi thay về luật thi đấu, độ tuổi, hạng cân, trang phục của vận động viên (VĐV)... được kỳ vọng sẽ tạo ra bước ngoặt để đưa tinh hoa võ Việt vươn xa.