Cơ cấu lại sản xuất nguyên liệu mía

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung triển khai cơ cấu lại ngành mía đường, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập theo cơ chế thị trường.
 
Nông dân thu hoạch mía. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
Niên vụ mía đường 2018-2019 là niên vụ thứ 3 liên tiếp ngành mía đường chịu sự tác động tiêu cực của khí hậu, giá cả, thị trường trong nước, quốc tế dẫn đến cả người dân và doanh nghiệp mía đường sản xuất, kinh doanh giảm sút, thua lỗ. Ngành này đang tìm nhiều giải pháp để giảm giá thành sản xuất đường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 
Do đối mặt với diễn biến khí hậu bất thường, nhiều diện tích mía niên vụ 2018-2019 bị trổ cờ sớm và sâu bệnh nhiều khiến năng suất giảm mạnh. Một số nhà máy/công ty có năng suất, sản lượng mía giảm nghiêm trọng từ 13 - 23%, nhất là các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. 
Niên vụ 2018-2019, sản lượng mía cả nước ước đạt khoảng 14 triệu tấn, sản lượng đường đạt khoảng 1,3 triệu tấn, trong khi niên vụ 2017-2018 sản xuất được 15 triệu tấn mía, ép được gần 1,5 triệu tấn đường. Hiệp hội Mía đường Việt Nam dự kiến diện tích sản xuất mía niên vụ 2019-2020 sẽ tiếp tục giảm, còn khoảng 220.000 ha, sản lượng mía khoảng 13 triệu tấn và sản lượng đường khoảng 1,25 triệu tấn, giảm 5% so niên vụ 2018-2019. 
Tình hình tiêu thụ đường rất chậm do tồn kho vụ trước lớn, giá đường có được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, hiện giá bán phổ biến đường kính trắng RS khoảng 10.500 đồng/kg. Mặc dù các nhà máy đường đã cố gắng giữ giá bảo hiểm và bổ sung chính sách hỗ trợ cho người trồng mía nhưng giá mía nguyên liệu vẫn thấp hơn so với vụ mía 2017-2018. Điều này khiến người dân giảm mạnh diện tích mía chuyển sang cây trồng khác kéo theo vùng mía nguyên liệu giảm mạnh. Nhiều nhà máy đã bị thua lỗ nặng, có nguy cơ đóng cửa do liên tục trong 3 vụ kinh doanh, tiêu thụ khó khăn và giá đường thấp. Thực trạng nêu trên không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến niên vụ 2018-2019 mà còn ảnh hưởng những năm tiếp theo của ngành mía đường. 
Từ thực trạng của ngành mía đường Việt Nam hiện nay và áp lực hội nhập, Hiệp hội Mía đường Việt Nam kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tập trung triển khai cơ cấu lại ngành mía đường, nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập theo cơ chế thị trường. 
 
Cần đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất mía. Ảnh: Bích Hồng/BNEWS/TTXVN
Theo ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trước hết, cần cơ cấu lại sản xuất nguyên liệu mía nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành mía nguyên liệu để nông dân có lợi. Theo đó, cơ cấu lại khâu nghiên cứu và tổ chức sản xuất giống, hình thành lại hệ thống giống 3 cấp để sau năm 2020 chấm dứt tình trạng dân tự để giống để trồng mới. 
Các biện pháp canh tác và quy trình công nghệ theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa… Bởi, nếu không có cơ giới hóa ngành sẽ phải sử dụng rất nhiều lao động, nhất là trong thu hoạch; trong khi đó nguồn lao động nông nghiệp ngày càng ít đi. Ngành cũng như các hình thức tổ chức sản xuất, hình thành chuỗi giá trị; hình thành tổ hợp tác, hợp tác xã trồng mía; trong đó nhà máy, công ty tham gia cổ phần và là thành viên của hợp tác xã. 
Để nâng cao chất lượng mía, ông Phạm Quốc Doanh cho rằng, các nhà máy phải sớm chấm dứt tình trạng mua mía xô như hiện nay mà phải mua theo chữ đường và tạp chất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư 29/2012/TT-BNNPTNT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia chất lượng mía nguyên liệu, nhưng đến nay chưa có đơn vị nào triển khai kiểm tra, giám sát việc thực hiện này. 
Các nhà máy cần cơ cấu lại công nghiệp chế biến đường theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đủ khả năng cạnh tranh, phấn đấu giá thành đường dưới 10.000 đồng/kg. Sản phẩm công nghệ chế biến đường bao gồm các sản phẩm chính là: đường các loại; điện sinh khối từ bã mía; nhiên liệu sinh học: ethanol, cồn từ mật rỉ và mía; phân bón hữu cơ, vi sinh từ bã bùn. 
Theo ông Phạm Quốc Doanh, bản thân doanh nghiệp cũng phải từng bước hình thành doanh nghiệp theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ; gắn công nghiệp chế biến đường với công nghiệp chế biến thực phẩm và nước giải khát. Các doanh nghiệp hình thành tập đoàn, tổng công ty hợp lý, có đủ điều kiện theo hình thức liên liên kết dọc và liên kết ngang, thông qua mua bán, sát nhập; sắp xếp lại cá nhà máy/công ty không có khả năng cạnh tranh và hội nhập. 
Để nâng cao sức cạnh tranh cho ngành mía đường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, ngành mía đường phải giảm giá thành tối đa ở tất cả các khâu, nâng cao giá trị tối đa cho các nhóm sản phẩm. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ đồng hành cùng hiệp hội, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất giống 3 cấp để đáp ứng đủ giống cho nông dân trồng, qua đó nâng cao năng suất trồng mía của Việt Nam lên 90-100 tấn/ha, thay vì 50-60 tấn/ha như hiện nay. Cùng với đó, hệ thống canh tác cần cơ giới hóa tất cả các khâu, tưới nước khoa học và bón phân cân đối để tạo ra sản phẩm chất lượng, chi phí sản xuất thấp.
Bích Hồng/BNEWS/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.