Chuyện vỉa hè Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hôm rồi, tôi ra Vinh. Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên chính là vỉa hè. Thì ra, khi quy hoạch thành phố này, một trong những thứ mà người thiết kế quan tâm nhất là vỉa hè. Vỉa hè ở Vinh cực rộng, có đoạn, tôi cảm giác xe ô tô có thể quay đầu được. Và không phải một vài chỗ, mà hầu như nơi nào cũng thế, cả khu phố cũ lẫn mới.

Lại nhớ đến vỉa hè ở Pleiku. Thời bao cấp, nhà nhà khinh khỉnh quay lưng ra đường. Rồi như có phép thần, một ngày, nhất loạt quay mặt ra, lấn từng centimet, như hôm nay. Nhà tôi ngày ấy là một cái phòng trong dãy tập thể vốn là khu gia binh của chế độ cũ. Nhà xây táp lô lợp tôn, dãy có gần 10 căn, tức là gần 10 hộ gia đình ở, đồng loạt mặt quay vào trong, lưng quay ra đường Trần Hưng Đạo. Phía mặt có khoảnh đất trống, thế là mỗi nhà một đám, cuốc lên trồng khoai lang, lấy lá cho người và... heo ăn. Lưng quay ra đường thì quây lại, nuôi heo ở đấy. Mỗi cái chuồng heo lại có một cái hố phân to uỳnh lõng bõng sát đường Trần Hưng Đạo, tối điện mò mò thi thoảng lại có người... sa chân xuống đấy.

Thế nên, hầu như không có vỉa hè. Đoạn nào có thể gọi là vỉa hè thì được quật lên rồi cuốc rồi xới, trồng khoai lang, môn nuôi heo, có nhà còn làm thêm cái giàn su su mát rượi. Dân Pleiku khi ấy chưa ăn ngọn su su, heo cũng không ăn, mà chỉ lấy quả. Sau này thấy dân Sa Pa với Tam Đảo ăn ngon quá, bèn ăn, cũng mới đây thôi, khi phong trào nhà nhà su su người người khoai lang Pleiku đã giảm.

Tôi có mấy ông bạn ở đường Tô Vĩnh Diện. Giờ là con đường rất khang trang dẫu vỉa hè vẫn không tương xứng, nhưng cũng vẫn được coi là vỉa hè. Ngày xưa, nó là con đường bé tí, đường sống trâu, thoải ra hai bên và lổn nhổn ổ gà với trơ khấc đá. Mùa mưa thì lầy mà mùa khô thì bụi. Nhưng khoai lang và su su thì rất xanh tốt.

Công năng chính của vỉa hè là để đi bộ. Cũng như thế, đường là để các phương tiện xe cộ di chuyển. Nhưng không biết từ khi nào, chúng ta đã tự phát thay đổi công năng. Vỉa hè thành nơi buôn bán, còn đường thì dành một phần cho người đi bộ.

Một thời, tôi có cái thú cà phê vỉa hè. Ảnh minh họa

Một thời, tôi có cái thú cà phê vỉa hè. Ảnh minh họa

Một thời, tôi có cái thú cà phê vỉa hè. Từng ca ngợi cà phê cóc, rằng cà phê nó không chỉ cà phê mà nó chính là không khí cà phê. Cái quán cà phê vỉa hè mà tôi và nhiều đồng nghiệp từng ngồi một thời là Trăng Ngàn, cũng trên đường Trần Hưng Đạo, đối diện trụ sở VietinBank bây giờ. Vỉa hè, ai tới trước ngồi trước ai tới sau ngồi sau, ai tới sau cùng thì trả tiền. Nó như cái câu lạc bộ báo chí văn nghệ mỗi sáng.

Cũng kha khá nhiều áng văn đẹp ca ngợi, miêu tả cái thú nhâm nhi ly cà phê sáng hoặc chiều trên một vỉa hè ở một thành phố nào đó. Những là la đà sương sớm, là nắng chiều mong manh, là bước chân lữ thứ, là nao nao nỗi lòng... nó khiến cái cảm giác vỉa hè vừa đẹp vừa thổn thức mời gọi. Rồi ăn nhậu cũng thế. Chả biết tự lúc nào, người ta thích ngồi xà lển ở vỉa hè, cho khoái. Mà quả là, ngồi vỉa hè ngắm phố, ngắm người, chuyện vãn... nó cũng từng là cái thú của chính cả người đang viết bài này.

Xuất thân là nông dân, khi lên phố sinh sống, bản chất tằn tiện, tiết kiệm, tận dụng... của những người coi đất là vàng... được phát huy nên tất cả chỗ nào có thể tận dụng được là được tận dụng. Và thế là, vỉa hè trở thành nơi buôn bán, nơi sinh sống, thậm chí là nguồn sống chính của rất nhiều người, nhiều gia đình. Đến mức, có thời, có lúc, thấy những cái vỉa hè thẳng băng, vắng vẻ, sạch bóng... có người lại thấy nó thiếu thiếu cái gì. Cái hơi thở phập phồng, cái nhộn nhịp tồn sinh, cái hối hả đời sống, cái tươi non gấp gáp của thời gian, cả cái không gian chật hẹp ấy nữa, nó cũng như một phần của phố. Giờ, vỉa hè vẫn đấy. Như đoạn Lê Lợi nhà tôi đang ở, có tới gần chục quán cà phê, rất xịn, thì vẫn có những bộ bàn ghế đặt lấn ra vỉa hè một tí. Vẫn có những người thích ngồi đấy ngắm phố.

Tôi từng có những câu thơ vỉa hè thế này: “Đó là gốc bàng già/tháng năm đi qua bám vào rễ cây từng chùm kỷ niệm/... dằng dặc ký ức/thổi lửa vào lòng bàn tay”. Và đây nữa: “thôi thì tháng Giêng cứ cơn cớ vu vơ mà gieo vào thương nhớ/người ở tận đâu rồi sao vẫn tiếc chỗ ngồi quen/vỉa hè rét ly cà phê bốc khói/mầm vênh vao ngoằng ngoẵng phía thông già”. Mà nào đã hết, Pleiku trong tôi nó như thế này nữa: “Dạ hương lẩn khuất đâu đây/phố khuya như ngọn đèn gầy nhấp nhô/em như câu hát tình cờ/mà đau lòng cỏ mà hờ hững đêm...”. Cái cây dạ hương ấy nó từng hiện diện ở vỉa hè đường Trần Hưng Đạo.

Có thể bạn quan tâm

Thắng cảnh Biển Hồ. Ảnh: Phạm Quý

Phố núi tình thân

(GLO)- Pleiku đang trở thành điểm đến yêu thích của nhiều du khách. Vẻ đẹp hoang sơ và tình cảm của con người nơi đây khiến không ít người tìm đến Pleiku như là một điểm dừng chân thú vị.

Ảnh minh họa: Phùng Tuấn Ngọc

Hoài niệm Tết

(GLO)-Tết vừa gợi nên biết bao yêu thương nhưng cũng là nỗi lo của người lớn. Nhưng Tết hiện diện trong suy nghĩ của trẻ con thì khác, nó háo hức, chộn rộn trong tiếng cười, trong tiếng vỗ tay reo vui khi thấy mẹ bắt đầu dọn dẹp nhà cửa và mua bánh kẹo. Và, Tết luôn đầy màu sắc, đầy tiếng cười vui.

Xuân về khoe áo mới

Xuân về khoe áo mới

Tết đến, Xuân về ai cũng muốn mọi điều đều mới mẻ, tốt đẹp. Nên cùng với việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa thì việc được quan tâm nhiều, háo hức nhiều là sắm sửa quần áo mới.

Hoa mùa xuân

Hoa mùa xuân

(GLO)- Mùa này, trên khắp nẻo núi đồi, thung xa hay trong mỗi vườn nhà, những chồi non lộc biếc bắt đầu mởn xanh trong gió, rực rỡ đón chào năm mới.

Dốc xưa

Dốc xưa

(GLO)- Nhìn từ trên cao xuống, bạn sẽ thấy đèo dốc như những dải lụa mềm mại. Ấy vậy mà khi đặt chân đến đó, bạn sẽ thấy nó như một thách thức lớn khiến ta phải ngẫm nghĩ thật nhiều. Nhưng, không phải lúc nào chênh vênh cũng làm ta ngã mà lại bồi đắp nên nghị lực và ý chí vượt khó.

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

Hoa rù rì bên dòng Pô Cô

(GLO)- Dòng Pô Cô huyền thoại uốn lượn qua miền biên giới Ia Grai trước khi chảy qua Campuchia hợp lưu với sông Mê Kông. Mỗi độ cuối đông đầu xuân, ven bờ sông và trên cồn bãi xuất hiện một loài hoa rất đẹp, người Jrai gọi là bra tang hay còn gọi là hoa rù rì.

Công nhân Công ty 74 vận hành máy băm trộn cỏ làm thức ăn cho bò. Ảnh: T.S

Tình ca du mục miền Ia Kla

“Thảo nguyên bát ngát mênh mông tận chân trời/Cỏ cây hoa lá hương thơm tỏa ngát đồng”. Giai điệu ca khúc lãng mạn của những năm tuổi trẻ cứ nhẹ nhàng lẩn quất trong tâm trí khi tôi đến thăm trại bò siêu thịt của Công ty TNHH một thành viên 74 (Binh đoàn 15) trên địa bàn xã Ia Kla, huyện Đức Cơ.

Cầu Bến Mộng. Ảnh: Phạm Quý

Bên kia bờ sông Ba

(GLO)- Nhà tôi ở bên hữu ngạn sông Ba, nơi phố thị tấp nập, náo nhiệt. Ở nơi đông vui, thuận tiện cho sinh hoạt, nhưng đôi khi tôi lại cảm thấy ngột ngạt, tù túng bởi sự chật chội, ồn ào.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Mùa về trên lưng áo mẹ

(GLO)- Từ khi còn nhỏ, tôi đã có thói quen dậy sớm. Mỗi khi tiếng mấy con gà ở chái bếp cất lên, tiếng đòn gánh dựng ở góc nhà sơ ý va vào liếp cửa, tôi lại nghe tiếng ho cố nén của mẹ. Lại thấy thương mẹ nhiều hơn.

Ảnh minh họa: Phạm Quý

Mùa lá rụng

(GLO)- Phố nhỏ của tôi đã vào mùa cây trút lá. Lang thang dọc con đường quen, tôi nhận ra bên hè phố, từng đám lá khô buông dày. Muôn vàn chiếc lá nương theo gió sà xuống những ô gạch cũ, la đà trên mái ngói hiên bàng bạc gam màu trầm. Tôi ngồi trong một góc phố, miên man nghĩ về triền xanh hoa cỏ.

Minh họa: H.T

Ký ức chợ quê

(GLO)- Khi tiếng gà gáy vang lên trên mái nhà, mẹ tôi vội trở dậy chuẩn bị ra chợ. Không chỉ riêng mẹ tôi, việc đi chợ lúc sáng sớm đã trở thành nếp quen của nhiều người dân quê.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

“Biến đám cháy thành pháo hoa”

(GLO)- Đó là cách nói rất hình ảnh về khả năng chấp nhận thực tại không như ý và biến nó thành một phiên bản khác của sự tỏa sáng. Không chỉ là nghị lực vượt khó, đây còn là câu chuyện đẫm chất nhân sinh.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Linh hoạt với cuộc sống

(GLO)- Cuộc đời của mỗi người đều sẽ không ít lần gặp khó khăn, thất bại, vấp ngã, thậm chí muốn từ bỏ, buông xuôi. Nhưng rồi, nếu bạn đủ can đảm thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng chấp nhận và có thể vượt qua. Để làm được điều đó, chúng ta cần hiểu bản thân mình và có sự linh hoạt với cuộc sống.