Chuyện về những ngôi làng bên sông Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đến xã Chư Mố (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), chúng ta nhận thấy tên gọi 5 làng ở đây đều gắn liền với dòng sông Ba và những người lập làng đầu tiên. Đó là các làng: Plơi Apa Ama Đă, Plơi Apa Ama H’Lăk, Plơi Apa Ama Lim, Plơi Apa Ơi H’Trông và Plơi Apa Ơi H’Briu.

Truyền thuyết lập làng

Theo ông Ksor Thất (SN 1956, trú tại Plơi Apa Ơi H’Briu)-Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Ia Pa: Trong tiếng Jrai, plơi (hoặc plei) có nghĩa là làng, apa là sông Ba. Còn ama và ơi lần lượt có nghĩa là “bố” và “ông”. Chẳng hạn, Plơi Apa Ama Đă có nghĩa là “làng của bố Đă”. Việc đặt tên như vậy thể hiện sự tôn kính đối với những người có công lập làng.

“Từ xa xưa, người Jrai có tập quán sinh sống dọc theo sông Ba để thuận tiện cho sinh hoạt và canh tác nông nghiệp. Vì vậy, các làng trong xã đều mang tên kèm theo từ apa gắn liền với dòng sông”-ông Thất cho hay.

Nói về nguồn gốc tên làng Plơi Apa Ama Đă, ông Thất kể rằng: Tương truyền, thuở vùng đất Chư Mố còn hoang sơ, rừng rậm đầy thú hoang, một chàng trai từ Krông Pa trong lần đi săn ở đây tình cờ phát hiện một ngôi làng Jrai ven sông Ba, gần núi Chư Mố. Nhận thấy đất đai màu mỡ, nguồn nước dồi dào, chàng trai quyết định ở lại sinh sống.

Tại đây, chàng đã gặp gỡ và kết hôn với một cô gái Jrai. Họ cùng nhau gầy dựng cuộc sống ấm no, đứa con đầu lòng đặt tên là Đă. Từ đó, ngôi làng được đặt tên là Plơi Apa Ama Đă, như một cách ghi nhớ công ơn người lập làng và dòng sông nuôi dưỡng bao thế hệ cư dân nơi đây.

ong-ksor-that-bia-phai-ke-chuyen-ve-hanh-trinh-lap-lang-o-xa-chu-moanh-rh-2.jpg
Ông Ksor Thất (bìa phải) kể chuyện về hành trình lập làng ở xã Chư Mố. Ảnh: R.H

Về sau, khi dân cư ngày càng đông đúc, một số hộ gia đình chia tách, hình thành các làng như hiện nay. Trước đó, 5 làng ở xã Chư Mố từng mang những tên gọi khác nhau. Trong đó, Plơi Apa Ama H’Lăk trước kia có tên là Plơi Apa Dơnao Atok, gắn liền với một câu chuyện truyền miệng trong dân gian.

Chuyện kể rằng: Ngày xưa, có một cô gái trong làng mang gạo đựng trong atok (một đoạn thân tre dùng để đong gạo) ra hồ để vo. Khi đang vo gạo, cô gái bất ngờ nhìn thấy một con cá sấu trồi lên mặt nước. Quá hoảng sợ, cô gái giật mình làm rơi atok xuống hồ, còn bản thân thì bị cá sấu nuốt vào bụng.

Nhớ thương cô gái và mong thần lúa gạo tiếp tục phù hộ dân làng, người dân trong vùng đã làm thịt 1 con trâu để cúng tế. Kể từ đó, hồ nước này được đặt tên là Atok và ngôi làng cũng được gọi theo tên hồ (hồ trong tiếng Jrai là dơnao) là Plơi Apa Dơnao Atok. Về sau, làng được đổi tên thành Plơi Apa Ama H’Lăk.

Cuộc sống gắn liền với dòng sông

Nhờ lớp phù sa màu mỡ của sông Ba, bà con Jrai ở xã Chư Mố có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Trước đây, người dân chủ yếu trồng bắp và lúa rẫy. Trong đó, phía Đông sông Ba được người dân chọn để canh tác lúa rẫy, còn khu vực ven sông thì trồng bắp.

“Năm 1976, tận dụng vị trí gần sông Ba, bà con xây dựng các guồng nước để dẫn nước từ sông vào ruộng. Tuy nhiên, do nguồn nước hạn chế nên diện tích canh tác nhỏ lẻ. Đến năm 1990 và 1997, khi Nhà nước đầu tư xây dựng 2 trạm bơm thủy lợi lấy nước từ sông Ba, người dân khai phá thêm đất đai và mở rộng sản xuất lúa nước 2 vụ”-ông Thất hồi nhớ.

123-6932.jpg
Diện mạo nông thôn xã Chư Mố ngày càng khang trang. Ảnh: R.H

Khi chuyển sang canh tác lúa nước 2 vụ, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động người dân cùng nhau xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng, đồng thời cử cán bộ chuyên môn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh hại lúa. Đến nay, toàn xã có 290 ha lúa cùng hàng trăm héc ta cây trồng khác như: mía, thuốc lá, bắp. Trong đó, diện tích mía đạt 900 ha.

Sự chuyển mình trong sản xuất đã giúp đời sống người dân ở Chư Mố ngày càng ổn định. Nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, xây dựng nhà cửa khang trang, tạo nên diện mạo mới nơi vùng đất ven sông. Bên cạnh phát triển kinh tế, xã Chư Mố còn được biết đến là vùng đất học của huyện Ia Pa. Hiện nay, tỷ lệ tốt nghiệp cao đẳng, đại học của xã thuộc hàng cao nhất huyện.

Ông Thất chia sẻ thêm: “Toàn xã có 4 thạc sĩ cùng hơn 100 giáo viên đang công tác tại các trường học trên địa bàn tỉnh. Trong đó, Rmah là dòng tộc hiếu học, có nhiều người thành đạt. Tiêu biểu là thầy Rmah Kmlă, hiện là Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh”.

Người Jrai ở Chư Mố cũng luôn chú trọng gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Nơi đây còn bảo tồn nhiều giá trị truyền thống như: cồng chiêng, dệt thổ cẩm, hát dân ca, đan lát cùng các lễ hội đặc trưng như lễ báo hiếu, lễ trưởng thành... Những hủ tục lạc hậu đã được xóa bỏ, giúp cuộc sống người dân văn minh, tiến bộ hơn.

Ông Ksor Nguy-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Chư Mố-chia sẻ: Toàn xã có 1.754 hộ, 7.657 khẩu với 98% là người dân tộc thiểu số. Những ngôi làng ven sông ở xã Chư Mố đã không ngừng phát triển, vừa gìn giữ những giá trị truyền thống quý báu, vừa từng bước đổi thay để bắt kịp nhịp sống mới. Đến nay, xã còn 215 hộ nghèo và đã hoàn thành 13/19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế, người dân trong xã luôn đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây chính là nền tảng quan trọng hướng đến hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, giúp địa phương ngày càng phát triển.

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Lơ Pang chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây trồng. Ảnh: T.N

Lơ Pang khởi sắc

(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

Giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát chuyên đề

(GLO)- Ngày 9-4, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Ayun H’Bút-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Gia Lai và ông Nguyễn Đình Phương-Trưởng Ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh chủ trì giám sát việc thực hiện các ý kiến, kiến nghị sau các đợt giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Diện mạo thôn Đức Hưng ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.N

Đổi thay miền biên viễn

(GLO)- Gần 30 năm vỡ đất trồng cao su, thôn Đức Hưng (xã Ia Nan, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) đã khoác lên mình màu áo mới. Vùng đất khô khốc, bạc màu năm nào, qua bàn tay lam lũ của đoàn người đi làm kinh tế đã được phủ một màu xanh trù phú.

Gia đình ông Bùi Văn Nghị đã có cuộc sống ấm no nơi vùng đất mới. Ảnh: Q.T

Đất lành Ia Lâu

(GLO)- Cách đây hơn 30 năm, nhiều hộ dân từ các tỉnh phía Bắc vào lập nghiệp tại vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông) theo diện kinh tế mới. Với sự cần cù, chịu thương, chịu khó cùng đất đai rộng lớn và màu mỡ, cuộc sống người dân trên quê hương thứ 2 ngày càng ổn định, sung túc.

Pleiku-Xưa và nay

Pleiku-Xưa và nay

(GLO)- Bằng tình yêu, niềm đam mê và sự kiên trì, nhà sưu tầm Nguyễn Quang Hiền-nguyên Phó Giám đốc Công ty Điện lực Gia Lai đã lưu giữ lại những hình ảnh của phố núi Pleiku xưa. Những tư liệu được ông lưu giữ giờ đây trở thành một miền ký ức khiến không ít trái tim thổn thức, bồi hồi...

Thành phố Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

Pleiku không còn nhà tạm, nhà dột nát

(GLO)- Sau gần 2 tháng triển khai quyết liệt, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. 67/69 nhà đã hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng; 2 ngôi nhà còn lại đang hoàn tất các công đoạn cuối cùng để kịp bàn giao trước ngày 15-4.

Một thoáng Hway

Một thoáng Hway

(GLO)- Làng Hway (xã Hà Tam, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) nằm nép mình yên bình bên quốc lộ 19 nhộn nhịp xe cộ. Từ cổng làng đi sâu vào bên trong, chúng tôi càng nhận thấy nét sinh hoạt đời thường của bà con nơi đây ít bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.