Chuyển biến tích cực tại Trung tâm Y tế huyện Chư Sê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cùng với sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) còn chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ y-bác sĩ nhằm đáp ứng tốt nhu cầu khám-chữa bệnh của người dân.

Bác sĩ Tạ Văn Nghĩa-Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Chư Sê-thông tin: Từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã tiếp nhận khám cho 148.784 lượt người, đạt 96% kế hoạch năm. Cùng với đó, đơn vị đã thu dung, điều trị nội trú cho 10.579 lượt bệnh nhân, đạt 122,62% chỉ tiêu năm 2023, công suất sử dụng giường bệnh đạt 135,18%. Thời gian qua, Trung tâm Y tế huyện đã luân phiên cử cán bộ đi đào tạo nhằm trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, làm chủ các kỹ thuật mới để phục vụ nhu cầu khám-chữa bệnh cho người dân.

“Bên cạnh đó, Trung tâm Y tế huyện còn đầu tư xây dựng cảnh quan xanh-sạch-đẹp; cải tiến quy trình tiếp đón bệnh nhân và tổ chức khám bệnh tuân thủ theo quy trình 5S: “sàng lọc-sắp xếp-sạch sẽ-săn sóc-sẵn sàng”. Đơn vị cũng đã đầu tư thêm trang-thiết bị y tế nhằm triển khai các kỹ thuật mới như: điện não đồ, nội soi tiêu hóa, siêu âm trị liệu; đảm bảo thuốc, vật tư y tế. Đồng thời, đơn vị thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ cũng như thái độ chăm sóc, phục vụ người bệnh của cán bộ, nhân viên y tế”-bác sĩ Nghĩa nói.

Khoa Y học cổ truyền-Phục hồi chức năng (Trung tâm Y tế huyện Chư Sê) triển khai nhiều kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh. Ảnh: N.N

Khoa Y học cổ truyền-Phục hồi chức năng (Trung tâm Y tế huyện Chư Sê) triển khai nhiều kỹ thuật mới nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh. Ảnh: N.N

Hàng ngày, Trung tâm Y tế huyện tiếp nhận và khám cho 300-400 lượt người; ngày cao điểm là trên 500 lượt. Bác sĩ Mai Thị Ngọc Thu-Trưởng khoa Khám bệnh-cho hay: Khoa bố trí 8 buồng khám bệnh và có 1 buồng dự phòng, không để người dân đến khám bệnh phải chờ đợi lâu. Người dân được hướng dẫn tận tình, chu đáo và cung cấp thuốc men đầy đủ. Các y-bác sĩ được đơn vị quan tâm cử đi học luân phiên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và thường xuyên cập nhật kiến thức mới, qua đó đáp ứng nhu cầu khám-chữa bệnh của người dân.

Ông Nguyễn Tuyến Khải (tổ 8, thị trấn Chư Sê) chia sẻ: “Tôi có bảo hiểm y tế nên mỗi khi đau ốm là đến Trung tâm Y tế huyện thăm khám, điều trị. Bác sĩ nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn nên tôi đánh giá cao thái độ phục vụ của nhân viên y tế tại đây”. Còn ông Rơ Mah Kơl (làng O Bung, xã Ia Ko) thì bộc bạch: “Tôi bị sỏi thận nên nhập viện điều trị. Ở đây, nhân viên y tế phục vụ ân cần, cảnh quan bệnh viện thì sạch đẹp nên tôi rất yên tâm điều trị”.

Hiện nay, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê đã được phê duyệt triển khai nhiều kỹ thuật mới, trong đó có nhiều kỹ thuật vượt tuyến. Điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng khám-chữa bệnh mà còn tạo điều kiện cho người dân điều trị bệnh ngay tại cơ sở. Bà Nguyễn Thị Lan (tổ 10, thị trấn Chư Sê) kể: “Tôi bị đau khớp gối nên đến Khoa Y học cổ truyền-Phục hồi chức năng để điều trị. Khoa triển khai nhiều kỹ thuật mới trong trị liệu phục hồi chức năng nên tôi không phải lên tuyến trên”.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Phương Lan-Phó Trưởng khoa Y học cổ truyền-Phục hồi chức năng: Trước đây, Khoa chỉ thực hiện kỹ thuật điện châm và xoa bóp. Từ năm 2022 đến nay, Khoa đã triển khai thêm nhiều kỹ thuật mới phục hồi chức năng như: sóng ngắn điều trị; siêu âm điều trị; kéo giãn vùng lưng, vùng cổ; vật lý trị liệu cho bệnh nhân sau phẫu thuật… đáp ứng nhu cầu khám-chữa bệnh về y học cổ truyền cho người dân. Hiện nay, bệnh nhân ít phải chuyển tuyến mà yên tâm điều trị tại chỗ, thuận lợi trong đi lại, giảm thời gian, chi phí.

Đặc biệt, Trung tâm Y tế huyện Chư Sê đã thành lập Tổ công tác xã hội nhằm hỗ trợ bệnh nhân nghèo. “Tổ công tác xã hội hoạt động tích cực. Tổ kịp thời nắm bắt các trường hợp bệnh nhân nghèo cần trợ giúp và vận động các nhà hảo tâm, Mạnh Thường Quân hỗ trợ chi phí khám-chữa bệnh hoặc chi phí chuyển tuyến cho bệnh nhân. Ngoài ra, Trung tâm cũng vận động các tổ chức thiện nguyện hàng tuần có suất cơm, cháo miễn phí giúp bệnh nhân nghèo trong thời gian điều trị”-bác sĩ Tạ Văn Nghĩa cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

Gia Lai thêm 2 huyện được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 11-12, tại Trung tâm Y tế Mang Yang (tỉnh Gia Lai), ông Nguyễn Văn Đồng-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã trao quyết định của CDC về việc công nhận huyện Mang Yang đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024 cho đại diện lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện.

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

Gia Lai: Triển khai vắc xin Rota tiêm chủng mở rộng

(GLO)- Ngày 11-12, tại TP. Pleiku, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn triển khai vắc xin Rota cho trẻ dưới 1 tuổi trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh Gia Lai năm 2024- 2025 cho 28 cán bộ y tế phụ trách chương trình tiêm chủng mở rộng tại tỉnh.

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

Thị xã An Khê được công nhận loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 9-12, tại Trung tâm Y tế thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã diễn ra hội nghị công bố quyết định công nhận thị xã An Khê đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét. Đây là địa phương thứ hai trên địa bàn tỉnh (sau TP. Pleiku) được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét.

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

Cảnh báo lây nhiễm HIV kiểu mới tại Gia Lai

(GLO)- Nhân Tháng hành động Quốc gia Phòng-chống HIV/AIDS năm 2024, phóng viên Báo Gia Lai đã phỏng vấn ông Bá Tường Đăng Phong-Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh về tình hình và công tác phòng-chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.