Chương trình mục tiêu GD vùng núi, vùng DTTS, vùng khó khăn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 - 2020.

Chương trình nhằm tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú theo Quyết định 1640/QĐ-TTg ngày 21-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 - 2015 và các trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện mới được thành lập do chia tách địa giới hành chính và theo quy hoạch mạng lưới điều chỉnh.

 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu và bàn ghế học sinh, trang thiết bị, đồ dùng nhà ăn, nhà bếp, khu nội trú; sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các thôn đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn) và các trường phổ thông dân tộc bán trú.

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất

Nhiệm vụ chính của Chương trình là hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất cho các trường phổ thông dân tộc nội trú từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách trung ương với  tổng mức vốn là 401,696 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 1.100 tỷ đồng).

Cụ thể, hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang bị cho 19 dự án chuyển tiếp các trường phổ thông dân tộc nội trú trong số 48 trường thuộc danh mục đầu tư xây dựng mới tại Quyết định 1640/QĐ-TTg ngày 21-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn thực hiện nhưng không vượt quá mục tiêu 22 Dự án theo phê duyệt tại Nghị quyết 73).

Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho 5 dự án khởi công mới của các trường phổ thông dân tộc nội trú trong số 48 trường thuộc danh mục đầu tư xây dựng mới tại Quyết định 1640/QĐ-TTg ngày 21-9-2011 của Thủ tướng Chính phủ (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn lực nhưng không vượt quá mục tiêu 16 Dự án).

Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị cho 2 trường phổ thông dân tộc nội trú mới thành lập theo quy hoạch mạng lưới điều chỉnh sau khi có Quyết định chia tách địa giới hành chính và Quyết định thành lập trường tại các tỉnh Tuyên Quang, Khánh Hòa (điều chỉnh hỗ trợ thêm 2 trường tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên khi có nguồn thực hiện).

Hỗ trợ trang thiết bị

Hỗ trợ trang thiết bị, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các hạng mục thiết yếu của các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách trung ương và địa phương; hỗ trợ hoạt động giám sát, đánh giá, triển khai Chương trình. Tổng mức vốn thực hiện là 4.000 tỷ đồng, bao gồm: Vốn sự nghiệp từ ngân sách trung ương là 3000 tỷ đồng  (trong đó có 0,5 tỷ đồng để thực hiện hoạt động giám sát, đánh giá và triển khai Chương trình ở trung ương thuộc kế hoạch năm 2016 và 6 tỷ đồng hỗ trợ cho Yên Bái và Điện Biên bị ảnh hưởng bão lũ năm 2017), ngân sách địa phương 1000 tỷ đổng.

Cụ thể, hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu, bàn ghế học sinh cho 1.070 trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cho 1.045 nhà ăn - nhà bếp, 1.045 khu nội trú học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Hỗ trợ sửa chữa, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục công trình, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường học cho 760 nhà ăn, nhà bếp, 760 khu ở nội trú của trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Chí Kiên/chinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

Giữ vững mạch an sinh, thông suốt chính sách sau hợp nhất

(GLO)- Sau khi chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-6-2025 trên cơ sở hợp nhất 2 đơn vị BHXH Bình Định và BHXH Gia Lai, BHXH khu vực XXIII đã nhanh chóng ổn định tổ chức, thông suốt vận hành nghiệp vụ, đảm bảo không gián đoạn chính sách, giữ vững lưới an sinh xã hội tại tỉnh Gia Lai (mới).

Thủ lĩnh của làng

Thủ lĩnh của làng

(GLO)- Là người gốc Campuchia nhưng dưới họa diệt chủng của bọn Pol Pot, năm 1978, Rơ Mah Blơi đã cùng gia đình sang Việt Nam lánh nạn. Gần 50 năm qua, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của mảnh đất này, cùng chung tay vun đắp mối quan hệ đoàn kết hai bên biên giới.

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

Phát huy vai trò quản lý kinh tế của phụ nữ

(GLO)- Sau 3 năm triển khai Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã (HTX) do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030”, các cấp Hội Phụ nữ trong tỉnh Gia Lai đã phối hợp hỗ trợ thành lập 14 HTX và 16 tổ hợp tác/tổ liên kết do phụ nữ quản lý.

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

Gia Lai: Tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1-7

(GLO)- Tin từ Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực XXIII (Gia Lai-Bình Định), hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 1-7, đơn vị sẽ tăng cường tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT tập trung nhấn mạnh chủ đề: “Bảo hiểm y tế-Chia sẻ cộng đồng, bảo vệ sức khỏe toàn dân”.

Chị Nay H’Uôn (thứ 2 từ phải sang, buôn Ji, xã Krông Năng) cùng 4 người bạn vui mừng vì đã sẻ chia giọt máu hồng, trao thêm cơ hội được cứu sống cho các bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

Hạnh phúc khi được sẻ chia giọt máu hồng

(GLO)- Đông đảo tình nguyện viên huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tham gia buổi hiến máu tình nguyện vào sáng 28-6. Với họ, hiến máu không chỉ giúp phục vụ tốt hơn công tác cứu chữa bệnh nhân mà còn lan tỏa thông điệp nhân văn vì cộng đồng.

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

Thắp lửa yêu thương từ căn bếp nhỏ

(GLO)- Đều đặn 4 giờ 30 phút sáng mỗi ngày, các thành viên của nhóm Bếp Thiện Nguyện Gia Lai (số 56A, đường Tôn Thất Tùng, TP. Pleiku) lại nhóm lửa nấu nướng và trao từng suất cơm, cháo nóng đến tận tay những mảnh đời kém may mắn.

null