Chung tay thắp sáng đường quê

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, cán bộ và nhân dân xã Ia Púch (huyện Chư Prông) đã đồng lòng đóng góp, chung tay đem lại ánh điện cho con đường làng.

Đèn chiếu sáng đường giao thông đem đến một diện mạo mới cho vùng quê nơi biên giới. Ảnh: T.N
Đèn chiếu sáng đường giao thông đem đến một diện mạo mới cho vùng quê nơi biên giới. Ảnh: T.N
Ông Nguyễn Quang Trung-Chủ tịch UBND xã Ia Púch: “Kể từ khi có hệ thống đèn chiếu sáng, đoạn đường qua các thôn làng sáng sủa hơn vào ban đêm, các vụ tai nạn giao thông cũng giảm hẳn, tình trạng tụ tập quấy phá, trộm cắp cũng giảm theo giúp bà con nhân dân yên tâm hơn rất nhiều. Việc xã hội hóa 100% từ sự đóng góp của nhân dân để lắp đặt hệ thống đèn điện chiếu sáng đường giao thông thành công góp phần không nhỏ trong việc từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm, cùng nhau chung tay xây dựng nông thôn mới của người dân”.

Vào các buổi chiều chập choạng và về khuya, các bóng đèn cao áp lẻ tẻ, nằm cách xa nhau không đủ chiếu sáng cho cả một đoạn đường trải dài uốn lượn, nhiều triền dốc chạy qua 4 thôn làng của xã Ia Púch nên rất dễ xảy ra tai nạn. Kéo điện chiếu sáng cho đường giao thông là một việc làm hết sức cần thiết. Thế nhưng, Ia Púch là một xã biên giới, lại có đến hơn 90% dân số là đồng bào Jrai, 33% hộ nghèo (100% hộ nghèo là người dân tộc thiểu số) nên tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước vẫn còn rất nặng. Chính vì thế, việc vận động người dân đóng góp xây dựng hệ thống đèn điện chiếu sáng đường nông thôn gặp không ít khó khăn.

Ông Nguyễn Quang Trung-Chủ tịch UBND xã Ia Púch chia sẻ: “Ban đầu, chúng tôi nghĩ sẽ rất khó để làm được việc này. Bởi lẽ, tập tục, thói quen, nếp nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số ở đây còn khá lạc hậu, ỷ lại. Thế rồi, Đảng ủy và UBND xã quyết tâm vận động nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới, tự làm những phần việc chưa cần đến sự đầu tư của Nhà nước, khơi dậy và phát huy ý thức tự lực tự cường của nhân dân, của từng hộ gia đình, đổi mới nếp nghĩ cách làm, quyết tâm xây dựng chỉnh trang bộ mặt 4 thôn làng trở nên tươi mới, sạch đẹp”.

Năm 2015, UBND xã Ia Púch đã tổ chức một đoàn gồm có lãnh đạo địa phương, đại diện các thôn làng cùng nhau đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại xã Ia Phìn từ cách vận động nhân dân đóng góp cho đến quy cách làm đường điện. Sau chuyến học tập, xã bắt tay vào triển khai. “Chúng tôi nhận thấy việc giao cho một hộ gia đình tự lắp đặt trụ điện chiếu sáng trước cổng nhà mình (tự thanh toán tiền điện) sẽ không đồng nhất, không đảm bảo kỹ thuật cũng như tính thẩm mỹ. Vì vậy, chúng tôi cùng nhân dân thống nhất kéo đường điện chiếu sáng theo quy cách 40 mét một bóng, có CP tự động bật-tắt theo giờ và có đồng hồ riêng. Số tiền điện mỗi tháng sẽ do nhân dân đóng góp, những gia đình nào trực tiếp hưởng lợi sẽ đóng nhiều, còn các gia đình hưởng gián tiếp sẽ đóng ít hơn. Ngoài ra, cán bộ, giáo viên trong xã cũng được vận động quyên góp 150 ngàn đồng/người để bảo trì, sửa chữa, phụ đóng tiền điện cho các gia đình chính sách, hộ nghèo…”-ông Trung cho hay.

Làng Goòng được chọn thực hiện thí điểm việc lắp hệ thống chiếu sáng. “Cuộc họp đầu tiên, mỗi người một ý kiến, không sao thống nhất được, cho nên việc vận động đóng góp rất khó khăn. Thời gian sau, cán bộ kiên trì giải thích thì nhân dân mới đồng thuận”-ông Vũ Văn Điềm-Bí thư chi bộ làng Goòng nhớ lại. Hệ thống chiếu sáng đường làng Goòng được hoàn thành trước Tết Bính Thân 2016 đúng 3 ngày trong sự vui mừng, phấn khởi của nhân dân trong làng. Ban đêm, con đường sáng trưng ánh điện, đem lại cảm giác an toàn và diện mạo mới cho làng quê. Đoạn đường điện kéo dài 1,1 km đầu tiên ấy do 70 gia đình trong làng Goòng đóng góp với số tiền 49,6 triệu đồng. Sau Tết Nguyên đán 2016, dân làng Goòng tiếp tục đóng góp, nối dài hệ thống chiếu sáng thêm 1,4 km với 30 bóng, 50 hộ tham gia đóng góp 50 triệu đồng. Bà Siu HPhiyn vui vẻ nói: “Trước đây, đường này tối lắm, rất nguy hiểm. Bây giờ thì có đèn đường rồi, tôi thấy làng mình đẹp hơn và vui hơn”. Sắp tới, làng Goòng sẽ tiến hành lắp hệ thống đèn chiếu sáng cho các trục đường xương cá, đã có hơn 90% hộ dân tham gia đóng góp. Ngoài ra, dân làng Chư Kó cũng đóng góp kinh phí lắp đặt 85 bóng điện chiếu sáng trước cổng nhà với tổng số tiền là gần 57 triệu đồng.

Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Chuyện ở chốt 383

Chuyện ở chốt 383

(GLO)- Tuy còn nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhưng cán bộ, chiến sĩ chốt 383 của Đồn Biên phòng Ia Púch (huyện Chư Prông) nỗ lực vượt lên để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, bảo vệ khu vực biên giới tiếp giáp với nước bạn Campuchia.

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

Công an Gia Lai được Bộ Công an biểu dương

(GLO)- Ghi nhận những thành tích xuất sắc trong 15 ngày (từ 15 đến 29-12-2024) cao điểm tấn công trấn áp tội phạm đảm bảo an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Công an tỉnh Gia Lai vừa vinh dự được Bộ Công an biểu dương.

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

Niềm vui từ chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản”

(GLO)-Chương trình “Xuân Biên phòng-Ấm lòng dân bản” được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Gia Lai phối hợp với các đơn vị tổ chức tại xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa đã mang lại niềm vui cho hàng ngàn người dân trên vùng biên giới mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Đại tá Đỗ Hồng Duyên-Phó Chính ủy Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân động viên, giao nhiệm vụ các chiến sĩ ra làm nhiệm vụ tại các Nhà giàn DK1. Q.T

Những chuyến tàu chở tình cảm đất liền đến với lính đảo xa

(GLO)- Sáng ngày đầu năm mới 2025, tại Cảng đoàn 129 (TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), 2 tàu vận tải Trường Sa 02 và Trường Sa 21 hú còi bắt đầu hành trình chở hàng hóa, quà Tết đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ trên biển, đảo và thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.