Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc quyết định đặc xá cho hơn 3.000 phạm nhân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhân dịp Quốc khánh 2-9, Chủ Tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định Đặc xá cho 3.026 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù.

Ngày 30-8, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định Đặc xá cho 3.026 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù và 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, 6 nười đang được hoãn chấp hành án phạt tù, có điều kiện được hưởng đặc xá năm 2021, nhân dịp Quốc khánh 2-9. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 1-9.
 

 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra bếp ăn phạm nhân trong chuyến kiểm tra, thị sát công tác triển khai Quyết định đặc xá 2021 tại Trại giam Ngọc Lý (tỉnh Bắc Giang) ngày 18-8-2021 - Ảnh: Bộ Công an
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kiểm tra bếp ăn phạm nhân trong chuyến kiểm tra, thị sát công tác triển khai Quyết định đặc xá 2021 tại Trại giam Ngọc Lý (tỉnh Bắc Giang) ngày 18-8-2021 - Ảnh: Bộ Công an


Trước đó, Hội đồng tư vấn đặc xá đã họp xét duyệt, thống nhất đề nghị Chủ tịch nước đặc xá vào dịp 2-9 cho hơn 3.000 phạm nhân đang chấp hành án tại các trại giam, trại tạm giam trên toàn quốc.

Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phạm nhân được đặc xá về nơi cư trú an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 đang phức tạp, Bộ Công an đã ban hành phương án tổ chức tha phạm nhân được đặc xá năm 2021. Theo đó, việc tha phạm nhân đặc xá phải thực hiện theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo phòng chống dịch Covid-19; tuyệt đối không để dịch lây lan vào các cơ sở giam giữ, không để phạm nhân không về được nơi cư trú hoặc vi phạm quy định phòng chống dịch.

Ngoài ra, quy trình tha phạm nhân đặc xá phải bám sát chỉ đạo của Chủ tịch nước, Thủ tướng và Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, cũng như chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Công an về phòng chống dịch. Hội đồng tư vấn đặc xá sẽ phối hợp với công an các tỉnh, thành phố và các cơ sở giam giữ để đưa người được đặc xá về nơi cư trú an toàn, đảm bảo nghiêm ngặt quy định về phòng chống dịch.

Bộ Công an đề nghị các địa phương chủ động bàn giao, tiếp nhận người được đặc xá về nơi cư trú, đặc biệt tại các địa bàn đang giãn cách xã hội. Đồng thời, công an tại các địa phương tiếp nhận người đặc xá thực hiện ngay việc cấp lại căn cước công dân cho họ. Các địa phương cũng được yêu cầu đăng ký ngay cho người đặc xá vào những nơi học nghề, hướng nghiệp, bố trí công ăn việc làm để tái hòa nhập cộng đồng và hạn chế tái phạm.

Theo Bộ Công an, Việt Nam hiện có hơn 100.000 phạm nhân đang thi hành án tại các cơ sở cải tạo, giam giữ. Lực lượng công an cũng đang quản lý 69 trại tạm giam và 705 nhà tạm giữ trên cả nước.

Theo NGUYỄN HƯỞNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.