Chư Sê: Triển khai công tác cải cách hành chính đến cuối năm 2023

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 9-6, UBND huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã sơ kết công tác cải cách hành chính 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ đến cuối năm 2023. Dự hội nghị có Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Rmah H’Bé Nét; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và UBND các xã thị, trấn trên địa bàn huyện.

Báo cáo của UBND huyện Chư Sê cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, phòng Nội vụ và các cơ quan chuyên môn đã tham mưu UBND huyện hoàn thành các nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành công tác cải cách hành chính (CCHC); việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật cũng như công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật được quan tâm chú trọng thường xuyên, đảm bảo đúng quy định, đáp ứng yêu cầu đề ra.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mỹ Đức

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Mỹ Đức

Công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông được duy trì. Kết quả thực hiện nhiệm vụ trong kế hoạch CCHC năm 2023 của huyện đã hoàn thành 20/29 nhiệm vụ, đạt 68,9%; 100% xã, thị trấn đã xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, huyện đã tiếp nhận 8.205 hồ sơ, trong đó trực tuyến là 4.285, trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính 3.920 hồ sơ. Số lượng hồ sơ đã giải quyết là 7.845; trong đó, giải quyết đúng hạn 7.693, quá hạn 152 hồ sơ. Đến nay, huyện đã cung cấp 11 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 212 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện; cung cấp 9 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 71 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã.

Cùng với đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức được quan tâm. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước được duy trì và phát huy nhiều tác dụng trong công tác quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước, giúp tiết kiệm tối đa các chi phí văn phòng và tạo môi trường làm việc hiện đại…

Tại hội nghị, đại diện các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác giải quyết TTHC như: vẫn còn tình trạng hồ sơ giải quyết chậm, quá hạn; các TTHC liên quan đến đất đai gặp nhiều khó khăn trong quản lý hồ sơ; trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của một số cán bộ, công chức chưa cao…

Từ nay đến cuối năm 2023, huyện Chư Sê đã đề ra nhiều giải pháp để nâng cao công tác CCHC, gồm: tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành về công tác CCHC; cải cách về thể chế, tăng cường công tác tự kiểm tra và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền; phối hợp với Bưu điện huyện tiếp tục triển khai việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; tăng cường khảo sát sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương trong giải quyết TTHC; kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động tiếp nhận, giải quyết TTHC của Bộ phận Một cửa huyện, xã, thị trấn, nâng cao chất lượng của Bộ phận Một cửa; tiếp tục cải cách bộ máy, cải cách chế độ công vụ, cải cách tài chính công, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số…

Có thể bạn quan tâm

Mẹ mất, em Thái Thị Mỹ Diệu (ở giữa) trở thành trụ cột gia đình và chăm sóc 2 em. Ảnh: N.N

Xót lòng 3 trẻ mồ côi

(GLO)- Mẹ qua đời, cha bỏ nhà đi , em Thái Thị Mỹ Diệu (SN 2006, hẻm 174 Nguyễn Văn Cừ, tổ 7, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) phải bỏ dở việc học để chăm sóc 2 em nhỏ.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh làm việc tại huyện Đak Đoa về việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Đak Đoa: 42/148 hộ hỗ trợ nhà ở, đất ở được cấp giấy CNQSDĐ

(GLO)- Sáng 16-12, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do bà Đinh Ly An-Trưởng Ban Dân tộc làm trưởng đoàn đã giám sát tại huyện Đak Đoa về “việc cấp giấy CNQSDĐ cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi”.

Nhờ nguồn vốn vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, bà Nguyễn Thị Nga (bìa trái, làng Sur B, xã Ia Hla, huyện Chư Pưh) đã đầu tư phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Ảnh: S.C

“Bà đỡ” của người dân vùng khó

(GLO)- Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, người dân các xã vùng khó khăn của Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) được vay 100 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Chương trình này được ví như “bà đỡ” của người dân vùng khó.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh giám sát tại thị xã Ayun Pa về “việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng được hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Ảnh: Lê Nam

Nhiều địa phương gặp khó trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ nghèo

(GLO)- Thực hiện Dự án 1-Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi các địa phương đã triển khai hỗ trợ nhà ở, đất ở cho hộ nghèo. Tuy nhiên, một số địa phương gặp khó trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng này.

Anh Đinh Bưng (làng Nhoi, xã Tú An) phấn khởi khi được dùng nước sạch. Ảnh: A.P

Phát huy hiệu quả vốn vay chương trình nước sạch, vệ sinh

(GLO)- Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), hàng ngàn hộ dân trên địa bàn thị xã có thêm điều kiện đầu tư nâng cấp, xây dựng công trình nước sạch, công trình vệ sinh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.