Chư Sê: Tập trung chuyển đổi cây trồng vụ mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Kết thúc vụ Đông Xuân 2016-2017, huyện Chư Sê gieo trồng được 2.050 ha cây trồng các loại (đạt 100% kế hoạch). Nhờ mưa thuận gió hòa, cây trồng vụ Đông Xuân trên địa bàn huyện sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao.

Cụ thể, lúa đạt 43 tạ/ha, bắp đạt 39,9 tạ/ha, rau các loại đạt 97 tạ/ha… Bước vào vụ mùa 2017, thời tiết tiếp tục “ưu đãi” khi mùa mưa đến sớm và mưa đều khắp giúp người dân thuận lợi xuống giống cây trồng. Theo kế hoạch, vụ mùa 2017, toàn huyện gieo trồng 8.524 ha cây trồng các loại. Trong đó, lúa nước 2.487 ha, lúa cạn 100 ha, bắp 2.485 ha, mì 970 ha, khoai lang 274 ha, đậu đỗ các loại 670 ha, rau màu các loại 676 ha,đđậu phộng 450 ha, mía 300 ha, cây hàng năm khác 112 ha.

 

Chuẩn bị đất sản xuất vụ mùa.
Chuẩn bị đất sản xuất vụ mùa.

Tại cánh đồng làng Tnong (xã Ia Pal), bà con đang bắt tay làm đất và xuống giống cây trồng như bắp, đậu các loại. Theo một số hộ dân, năm nay mưa sớm nên bà con làm đất và xuống giống ngay nhằm tránh mưa bão. Chị Rơ Lan Pác (làng Tnong) cho biết: “Gia đình có hơn 5 sào đất tại cánh đồng này, rất may vụ Đông Xuân vừa qua không bị hạn. Hàng năm, gia đình thường trồng luân canh, cứ xong mùa đậu xanh là chuyển qua trồng bắp và thấy rất hiệu quả. Mình vừa thu hoạch xong đậu xanh thì tiến hành cày đất và trồng bắp giống CP888”.

Bên cạnh việc sử dụng những loại giống thuần, để nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích đất, người dân đã tích cực chuyển đổi từ trồng mì, bắp sang trồng mía. Theo thống kê của cơ quan chuyên môn huyện, đến nay, người dân trên địa bàn xã Hbông đã chuyển đổi khoảng 300 ha đất sản xuất sang trồng mía và dự kiến vụ mùa năm nay tiếp tục chuyển đổi thêm 300 ha.

Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê, cho biết: Hbông là địa phương chủ yếu sản xuất cây công nghiệp ngắn ngày như bắp, mì, lúa. Việc người dân chuyển sang trồng mía sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định, nhất là ở các vùng có điều kiện tưới. Đi đối với việc tiếp tục nhân rộng mô hình tưới nước tiết kiệm và ứng dụng giống mới để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, việc chuyển đổi sang trồng mía có sự liên kết với nhà máy đường sẽ giúp người dân thu nhập cao và ổn định. Mục tiêu đến năm 2020, xã Hbông sẽ chuyển đổi và sản xuất ổn định khoảng 1.000 ha mía.

Về công tác chuẩn bị giống, ông Nguyễn Văn Hợp cho biết thêm: Trong vụ mùa năm nay, cơ quan chuyên môn của huyện khuyến cáo người dân nên sử dụng các giống lúa thuần: HT1, Q5, PC10, ML48, OM4900, VND95-20, OM6976; đối với giống bắp lai là CP888, CP333, LVN10, C919, Bioseed 96-98, VN 61; đậu đỗ các loại có giống V123, VHL89-E3, ĐX11, ĐT12, ĐVN11; cây mì sử dụng các giống: KM140, KM419, KM98-5… Đây là những giống phù hợp với trình độ canh tác của người dân, có khả năng chịu hạn tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao, ổn định.

Ngoài ra, đến thời điểm này, huyện đã phối hợp với Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển Miền núi cấp phát giống lúa, bắp lai, phân bón, bò giống cho hộ nghèo, già làng, trưởng thôn khó khăn, gia đình chính sách sản xuất nông nghiệp theo số lượng đăng ký của các xã thuộc chương trình cấp không thu tiền và cấp 206 con bò giống, 2.840 kg giống lúa HT1, 5.681 kg giống bắp lai CP888 theo Chương trình 135 để nhân dân chủ động sản xuất vụ mùa 2017.

Việc cấp phát đảm bảo và tổ chức hướng dẫn nhân dân gieo trồng kịp thời vụ. Trạm Khuyến nông huyện cũng đã nhập về 5 tạ giống bắp lai các loại (CP888, NK67), bắp nếp HN90 và 3 tấn lúa (HT1, VND95-20, OM5451, OM6162) để kịp thời cung ứng cho nhân dân sản xuất.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai hiện có 6 nông hội thuộc lĩnh vực ngành, nghề truyền thống (dệt thổ cẩm, rượu ghè). Ảnh: Hà Duy

Đẩy mạnh phát triển mô hình nông hội để nâng chất lượng sản phẩm địa phương

(GLO)- Gia Lai hiện có 168 mô hình nông hội, trong đó, nhiều nông hội hoạt động hiệu quả đã góp nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giúp đời sống hội viên được nâng lên. Tuy nhiên, còn một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến việc triển mô hình nông hội nên hoạt động thiếu hiệu quả.

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.