(GLO)- Sáng 31-5, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp (DVNN) huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) phối hợp với UBND xã Hbông tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà Hmông thương phẩm cho 60 đại biểu là Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội Nông dân 15 xã, thị trấn và các hộ dân của xã Hbông.
Quang cảnh buổi tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà Hmông thương phẩm tại xã Hbông. Ảnh: Hoàng Viên
Tại buổi tập huấn, các đại biểu được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm DVNN huyện giới thiệu về giống gà Hmông; nguồn gốc, phân bố và năng suất của gà Hmông; cách chọn giống gà; kỹ thuật thiết kế xây dựng chuồng nuôi; diện tích và mật độ nuôi; nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng chuồng nuôi; kỹ thuật quây úm gà con; cách làm đệm lót sinh học; chuẩn bị dụng cụ chăn nuôi gà và cách bố trí; chuẩn bị thức ăn và kỹ thuật nuôi; vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi. Đồng thời hướng dẫn cách phòng, trừ bệnh thường gặp ở gà, như: cầu trùng (Coccidiosis avium), Niu-cát-xơn (Newcastle), tụ huyết trùng (Pasteurellosis), Marek, bạch ly (samonellosis), thương hàn (typhus avium), Gumboro (Infections bursal disease-IBD), viêm phế quản truyền nhiễm (infections bronchitis).
Thông qua lớp tập huấn nhằm tạo điều kiện cho các hộ nông dân tham gia mô hình và một số hộ dân muốn tham gia học tập nắm bắt được các kỹ thuật chăn nuôi gà Hmông thương phẩm đạt hiệu quả cao. Sau chương trình tập huấn, Trung tâm DVNN huyện Chư Sê sẽ chọn 2 hộ tham gia mô hình chăn nuôi gà (xã Hbông 1 hộ, xã Dun 1 hộ) và tiến hành cấp 1.000 con gà giống Hmông (500 con/mô hình), trong đó huyện hỗ trợ 70% con giống, 100% thức ăn, vắc xin phòng bệnh cho gà; hộ tham gia mô hình đối ứng làm chuồng trại, công chăm sóc và 30% con giống.
(GLO)- Người đứng đầu Cơ quan Lương thực Quốc gia Indonesia (NFA) Arief Prasetyo Adi cho biết, Tổng thống Joko Widodo đã chỉ đạo nhập khẩu 1 triệu tấn gạo từ Trung Quốc để tăng dự trữ gạo (CBP) của Chính phủ cho năm 2024.
Năm nay, sầu riêng ở tỉnh Đắk Lắk được mùa, sản lượng ước tính đạt trên 200.000 tấn trong khi giá cao gần gấp đôi so với năm ngoái (dao động từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg) nên nhiều nông dân bội thu.
Thời điểm này năm ngoái, Bộ NN&PTNT tổ chức một hội nghị về triển khai xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc khi chúng ta vừa mở được thị trường này.
(GLO)- Ngày 26-9, tại hội trường Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai), Hội Nông dân huyện phối hợp với Bưu điện huyện tổ chức tập huấn công nghệ chuyển đổi số hỗ trợ đưa các sản phẩm nông nghiệp lên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn.
(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 392/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 4 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trực tuyến với các địa phương về sơ kết tình hình triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong thời gian tới.
Sau hai huyện của Đắk Lắk là Krông Pắk và Cư Mgar được công nhận nhãn hiệu tập thể về sản phẩm sầu riêng, H.Krông Búk đang lập đề án xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sầu riêng của địa phương.
(GLO)- Để góp phần thay đổi nhận thức của người dân, xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông về giảm nghèo với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng cộng đồng dân cư.
(GLO)- Báo điện tử vnexpress.net dẫn số liệu vừa được Hiệp hội Rau quả Việt Nam công bố dựa trên tính toán từ cơ quan hải quan cho biết, xuất khẩu trái cây của Việt Nam trong 8 tháng năm 2023 ước đạt 4,1 tỷ USD, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2022 và cao hơn 24% so với cả năm 2022 (3,34 tỷ USD).
(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều diện tích lúa tại huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) bị cháy khô, không có khả năng phục hồi khiến người nông dân xót xa, lo lắng.
(GLO)- Cây chuối mốc có lợi thế là trồng được trên đất đồi núi, cằn cỗi với chi phí đầu tư thấp và cho thu hoạch quanh năm. Vì vậy, người dân xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã chọn trồng loại cây ăn quả này để cải thiện thu nhập.
(GLO)- Hội Nông dân huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) đã kịp thời giải ngân nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) cho hàng ngàn lượt hội viên vay để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.
Chưa khi nào giá sầu riêng khu vực Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng lại tăng cao như niên vụ 2023. Đây là niềm vui lớn của người nông dân nơi đây, song việc “say” trong "ma trận" giá đang khiến nhiều nông dân đứng trước nguy cơ “tham bát bỏ mâm”.
Nóng từ giữa năm, bứt tốc vào quý cuối cùng của năm, nhiều mặt hàng xuất khẩu như gạo, cà phê, điều, sầu riêng... đua nhau lập kỷ lục, góp phần lớn vào bức tranh xuất khẩu của Việt Nam.
(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Gia Lai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập của người dân. Tuy vậy, các ngành và địa phương cần quan tâm khắc phục một số tồn tại, hạn chế để quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đi vào thực chất.
Bên cạnh những yếu tố tích cực, thuận lợi thì việc phát sinh những khó khăn, thách thức, rủi ro, thậm chí là tiêu cực do ngành hàng sầu riêng 'tăng trưởng nóng' là điều không thể tránh khỏi.