Chư Sê phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ủy ban nhân dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 vào ngày 3-2.

Dự lễ phát động có lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện; đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện; lãnh đạo các xã, thị trấn, lực lượng vũ trang của huyện và đại diện các thầy, cô giáo, học sinh một số trường học trên địa bàn thị trấn Chư Sê.

z6284171704203-8c388f503859e11ce42dc65a57de50be.jpg
Quang cảnh lễ phát động Tết trồng cây "Đời đời nhớ ơn Bác Hồ". Ảnh: Trịnh Thắm

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Sê Trần Minh Triều nhấn mạnh lợi ích, tầm quan trọng của Tết trồng cây; đề nghị các cấp, ngành liên quan tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về tác dụng to lớn của việc trồng cây, trồng rừng theo lời dạy của Bác.

Tại lễ phát động, lãnh đạo Hạt Kiểm lâm huyện, Huyện Đoàn, Ban giám hiệu trường THCS Chu Văn An (thị trấn Chư Sê), lãnh đạo UBND xã Ia Ko đã phát biểu hưởng ứng Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025.

z6284199003331-89c6ee1f01a6430aa67b2c5ef86759e9.jpg
Đồng chí Lý Anh Sang (bìa trái)-Bí thư Huyện ủy Chư Sê cùng các đại biểu trồng 59 cây sao xanh dọc bên tuyến đường Trường Chinh, thị trấn Chư Sê. Ảnh: Trịnh Thắm

Sau lễ phát động, các đại biểu trồng 59 cây sao xanh dọc bên tuyến đường Trường Chinh (thị trấn Chư Sê). Cùng với đó, tất cả các đơn vị, xã, thị trấn đồng loạt hưởng ứng trồng cây xanh trong khuôn viên đơn vị mình.

Đây là hoạt động được huyện Chư Sê tổ chức hàng năm vào dịp đầu xuân, góp phần tạo cảnh quan đô thị, giữ gìn môi trường sống trong lành, xanh-sạch-đẹp.

Có thể bạn quan tâm

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

“Hồi sinh” giống lúa cổ của người Bahnar, Jrai

(GLO)- Lúa Krol, lúa Đá là những giống lúa rẫy truyền đời của người Bahnar, Jrai. Trải qua bao biến thiên thăng trầm, tưởng rằng những “hạt ngọc của trời” này đã biến mất. Vậy nhưng, với sự nỗ lực bảo tồn của người dân và chính quyền địa phương, 2 giống lúa cổ từng bước được “hồi sinh”.

Tìm lại hương cà phê xưa

Tìm lại hương cà phê xưa

(GLO)- Robusta sẻ và Yellow Bourbon là 2 dòng cà phê xuất hiện vào những năm cuối thế kỷ XIX khi người Pháp đưa vào trồng tại các đồn điền ở Việt Nam.

Diện mạo nông thôn của huyện Ia Pa ngày càng khởi sắc. Ảnh: V.C

Ia Pa khát vọng vươn lên

(GLO)- Huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) khép lại năm 2024 với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong huyện tiếp tục tạo đột phá trong năm mới, phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2025.

Công nhân Công ty 72 thu hoạch mủ cao su. Ảnh: T.T

Ân tình 72

(GLO)- Hơn 50 năm qua, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, người lao động của Công ty TNHH một thành viên 72 (Binh đoàn 15) đã biến vùng đất cằn cỗi, hoang hóa trở thành nơi bạt ngàn cao su, cà phê, chung tay góp sức giúp người dân miền biên viễn gầy dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ảnh: Đ.M.P

Một lần thăm trại thương binh

(GLO)- Dù tỉnh Kon Tum đã “ra riêng” từ lâu, nhưng ký ức về một thời chung tỉnh vẫn còn mãi trong tôi. Đặc biệt là lần tôi được tháp tùng Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Sỹ đến thăm Trại thương binh nặng của tỉnh Gia Lai-Kon Tum, khi ấy đóng ở thị xã Kon Tum hồi cuối tháng 12-1989.

Bình yên Kông Chro

E-magazineBình yên Kông Chro

(GLO)- Không nổi bật trên bản đồ du lịch Gia Lai, nhưng Kông Chro-vùng đất ở Đông Trường Sơn luôn mang lại những cảm xúc ở mọi điểm đến, trên mọi cung đường từ những trải nghiệm đời sống hết sức bình dị. 

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ-Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh trao quà cho các đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Hà Duy

Trao gần 130 suất quà Tết cho đoàn viên, người lao động tại Khu Công nghiệp Trà Đa

(GLO)- Chiều 18-1, tại Nhà Văn hóa xã Trà Đa (TP. Pleiku), Công đoàn Khu kinh tế tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh tổ chức chương trình “Tết sum vầy-Xuân ơn Đảng” cho gần 130 đoàn viên, người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp Trà Đa nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.