Chư Pưh xóa mù chữ cho 384 người dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-

Nhằm nâng cao dân trí trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn, huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức các lớp dạy xóa mù chữ cho 384 học viên.

Theo đó, UBND các xã, thị trấn đã phối hợp với 12 trường tiểu học đứng chân trên địa bàn tổ chức 12 lớp học xóa mù chữ giai đoạn 1. Các học viên chủ yếu là người dân tộc thiểu số có độ tuổi từ 15-60, chưa được đi học, học tiểu học dở chừng hoặc những người tái mù chữ trở lại.

Nội dung chương trình dạy được thực hiện theo theo Thông tư số 33/2021/TT-BGDĐT ngày 26-11-2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Xóa mù chữ; Công văn số 1279/SGDĐT-GDTrHCTTX ngày 23-5-2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình Xóa mù chữ.

Quang cảnh buổi học của lớp xóa mù chữ thị trấn Nhơn Hòa. Ảnh: Đ.S

Quang cảnh buổi học của lớp xóa mù chữ thị trấn Nhơn Hòa. Ảnh: Đ.S

Tham gia lớp học, các học viên được phổ cập các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, học vào buổi tối từ thứ 2-6 hàng tuần. Thời gian hoàn thành chương trình lớp học xóa mù chữ là 40 tuần, mỗi buổi học không quá 5 tiết và mỗi tiết không quá 35 phút. Đồng thời, cuối chương trình sẽ tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của các học viên giai đoạn 1.

Ông Lê Đình Sơn-Bí thư Đảng ủy thị trấn Nhơn Hòa-cho biết: Thị trấn đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân mù chữ trên địa bàn tham gia học các lớp xóa mù chữ. Đến nay, thị trấn đã mở được lớp xóa mù chữ cho 37 học viên là người dân tộc thiểu số ở các thôn, làng. Qua hơn 2 tuần triển khai dạy, nhìn chung các học viên tham gia đầy đủ và tiếp thu tốt chương trình học của giáo viên.

Được biết, kinh phí triển khai các lớp xóa mù chữ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022 trên địa bàn huyện Chư Pưh.

Có thể bạn quan tâm

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

Giáo dục lịch sử bằng “mắt thấy, tai nghe”

(GLO)- Những con số của sử liệu thường khô cứng, vì thế không gì dễ đi vào lòng người bằng bài học lịch sử trực quan, sinh động, bằng “mắt thấy, tai nghe”. Một khi tình yêu quê hương đất nước được bồi đắp, trách nhiệm của mỗi công dân với Tổ quốc cũng được nhân lên.

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

Khẳng định quan điểm giáo dục “lấy trẻ em làm trung tâm”

(GLO)- Để tiệm cận với giáo dục quốc tế và phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã có tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN), đồng thời lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo hồ sơ liên quan.