Chư Pưh: Tổ truyền thông góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong vùng DTTS

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-

Sáng 15-3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Chư Pưh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 3 năm Tổ truyền thông cộng đồng thuộc Dự án 8-Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi.

Huyện Chư Pưh có 9 xã, thị trấn với 74 thôn, làng (trong đó có 1 xã vùng III, 14 làng đặc biệt khó khăn). Hội LHPN huyện có 9 cơ sở hội (gồm: 8 xã, 1 thị trấn) với tổng số 22.301 hội viên; trong đó, hội viên DTTS là 9.230 người. Cuộc sống của hầu hết hội viên còn nhiều khó khăn.

Trong 3 năm qua, Hội LHPN huyện đã thành lập các Tổ truyền thông cộng đồng, tập trung tuyên truyền, vận động người dân vùng DTTS và miền núi thay đổi nếp nghĩ, cách làm, góp phần xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới và những tập tục văn hóa lạc hậu.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hà Chi

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Hà Chi

Tổ truyền thông được thành lập trên nguyên tắc hoạt động tự quản dựa vào cộng đồng, dân chủ, hoạt động bám sát các hướng dẫn của Hội LHPN các cấp và tình hình thực tế tại địa bàn. Cụ thể, các Tổ phải đảm bảo mỗi tháng có ít nhất một hoạt động truyền thông; lồng ghép hoạt động truyền thông với các cuộc họp thôn, họp chi bộ, họp Tổ/nhóm; các hoạt động truyền thông tận dụng tối đa truyền thông trên nền tảng số và mạng xã hội (facebook, zalo…).

Trong 3 năm qua, Hội LHPN huyện phối hợp với Phòng Dân tộc huyện chủ trì triển khai thực hiện Dự án 8 tại vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn huyện (14 làng đặc biệt khó khăn/7 xã, thị trấn).

Theo đó, Hội đã phân bổ chỉ tiêu, hướng dẫn cơ sở hội thực hiện, chủ động lồng ghép việc thực hiện các nội dung của dự án vào các nội dung của hoạt động hội, góp phần vào việc thực hiện phát triển kinh tế-xã hội tại vùng DTTS và miền núi.

Kết quả, đến tháng 2-2024, huyện đã thành lập được 10 Tổ truyền thông cộng đồng tại 7 xã, thị trấn. Tại các buổi ra mắt, Hội LHPN huyện đã hỗ trợ 3 triệu đồng/tổ; đồng thời, phối hợp truyền thông về bình đẳng giới, bạo lực gia đình cho các thành viên của tổ và bà con nhân dân trong làng.

Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện đã tập huấn nâng cao năng lực cho thành viên Tổ truyền thông. Các Tổ truyền thông đã tổ chức được 23 cuộc truyền thông với các nội dung về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; trang bị kỹ năng, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn và vận động phụ nữ sinh con tại cơ sở y tế, chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới... Đặc biệt, để công tác truyền thông đạt kết quả, các Tổ đã sử dụng 2 thứ tiếng để truyền thông (Jrai và Kinh), qua đó, đã thu hút hơn 850 hội viên, phụ nữ tham gia.

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thùy-Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện-nhấn mạnh: Tổ truyền thông cộng đồng được thành lập tại xã vùng III và các thôn làng đặc biệt khó khăn của huyện đã tạo nhiều chuyển biến tích cực. Không chỉ giúp người dân thay đổi nhận thức và hành động về bình đẳng giới và quyền lợi trẻ em mà còn góp phần hoàn thành các nhiệm vụ mà Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đề ra. Hơn hết là giúp bà con DTTS, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em có thể “giảm nghèo thông tin”, tiến tới giảm nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Gia Lai đại diện cho 5 tỉnh Tây Nguyên tham gia tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

(GLO)- Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra trong 4 ngày, từ ngày 19 đến 22-12, tại Sân bay Gia Lâm, TP. Hà Nội. Sự kiện là dấu ấn đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam trong dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.

Gia đình chị Rơ Châm Khi (làng Krăi) được UBND thị trấn Phú Hòa hỗ trợ 1 con bò giống để làm sinh kế vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Đ.Y

Phú Hòa: Người dân thoát nghèo nhờ tiếp cận thông tin

(GLO)- Nhằm hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, hướng đến giảm nghèo bền vững, thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đa dạng các hình thức tuyên truyền, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ, thị trường và kỹ năng cần thiết góp phần nâng cao năng suất lao động.

Làng Bluk Blui ngày càng khang trang, khởi sắc. Ảnh: Đ.M.P

Về làng phong Bluk Blui

(GLO)- Hàng chục lần tôi trở về vùng đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) nhưng không vì thế mà trở nên nhàm chán. Mỗi lần về lại, chứng kiến bao thay đổi là lòng tôi thấy vui, vì sự phát triển của địa phương. Đặc biệt là với xã Ia Ka, với làng phong Bluk Blui-cái tên làng đặt theo tên một dòng suối ở đây.

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

(GLO)- Chiều 11-12, nhóm cựu chiến binh đến từ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Nhóm thiện nguyện 50K TP. Pleiku và tổ dân phố 3 (phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Gào.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.